Điểm lại loạt lý do Trần Hưng Đạo được Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xét phong là 1 trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới

Tháng 2/1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã xét phong 10 vị tướng tài của thế giới, Việt Nam vinh dự có 2 người con ưu tú là Trần Hưng Đạo và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đỗ Thu Nga
09:00 13/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành 2 trong 10 vị tướng kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại là niềm tự hào lớn của dân tộc. Thông tin được đưa ra vào khoảng đầu thập niên 90 đã làm nức lòng mọi người từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến nước ngoài. 

Tuy nhiên, vì lý do gì mà Trần Quốc Tuấn được đứng trong top 10 vị tướng vĩ đạt nhất thế giới thì không phải ai cũng biết. Vậy, lý do là gì?

Sức mạnh của Mông Cổ - vó ngựa đi đến đâu cỏ không mọc nổi đến đó

Trải qua hơn hai mươi năm lăn lộn trên sa trường, Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất khu vực Nội Mông, đồng thời thu phục hơn 700 dân tộc, sát nhập tới 40 quốc gia khác nhau từ đông sang tây, thành lập nên đế quốc Mông Cổ rộng lớn nhất trên bản đồ thế giới.

Lãnh thổ của Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn có thể lên đến 000 vạn km2, nếu tính cả phần lãnh thổ thảo nguyên vốn có, đế quốc này có thể trải rộng tới 3000 vạn km2. Đế quốc Mông Cổ khi ấy bao gồm cả phần lãnh thổ châu Âu và Trung Nguyên. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, lãnh thổ nước Đại Nguyên có diện tích gấp ba lần so với Trung Quốc hiện tại.

Vó ngựa Mông Cổ là nỗi kinh hoàng khắp châu Âu, biên niên sử còn ghi: "Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.

Ly-do-Tran-Hung-Dao-la-1-trong-10-vi-tuong-vi-dai-nhat-the-gioi
Bản đồ Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên

Vào năm 1258, quân Mông Cổ lần thứ nhất thất bại trước Đại Việt trong khi tìm cách mở hướng từ phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống. Trận đánh thứ nhất này, Mông Cổ chưa dùng toàn bộ binh lực tinh nhuệ nhất vào Đại Việt mà chỉ muốn mở đường để thôn tính Nam Tống. Cuối cùng, vào năm 1279, Nam Tống hoàn toàn bị Mông Cổ thôn tính.

Nhà Nguyên do Hốt Tất Liệt thành lập vào năm 1271, Triều NGuyên kế thừa lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ. Nhà Nguyên là đế quốc mạnh nhất trong các đế quốc thuộc đế chế của người  Mông Cổ. Triều Nguyên chính là nước tông chủ của bốn hãn quốc lớn là Khâm Sát, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài, Y nhi. 

Sau khi thôn tính nước Tống, nhà Nguyên có diện tích lên đến 15 triệu km2, bao gồm toàn bộ diện tích Mông Cổ, Trung Quốc (Thời đó gồm Tây Hạ, Kim, Tổng), Triều Tiên, Hàn Quốc một phần diện tích nước Nga, Ấn Độ, Miến Điện, Lào.

Tuy nhiên, trong lần xâm lược Đại Việt năm 1285 và 1287, quân Nguyên đã rút được nhiều kinh nghiệm thất bại từ lần trước. Do đó, lực lượng được chuẩn bị kỹ lưỡng với số quân hùng hậu hơn, mỗi lần ước tính khoảng 50 vạn quân. 

Tuy nhiên thời điểm đó dân số nước ta chỉ khoảng 3-4 triệu người, quân ta chỉ vào khoảng 20-30 vạn. Quân Nguyên mông được xem là đội quân tinh nhuệ nhất, mạnh nhất thời bấy giờ, hơn nữa khí thế và lực lượng quân Nguyên Mông trong lần xâm lược nước ta lần thứ hai rất lớn, họ mới diệt xong nhà Tống, thế đang rất mạnh.

Ngoài Đại Việt, vó ngựa Mông Cổ còn thua một số nước khác như Nhật Bản, AI Cập, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quân Mông Cổ thua đều vì những lý do khách quan. Ví dụ như cả hai lần thua Nhật đều do quân Nguyên Mông gặp phải bão lớn, còn các cuộc chiến ở Ai Cập hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, quân Mông cổ phải hành quân xa nên gặp nhiều bất lợi.

Sau khi đã đánh bại được nhà Tống, nhà Nguyên chính thức ở ngay sát Đại Việt, tiếp giáp cả đất liền và đường biển. Chính vì thế quân Nguyên dễ dàng tấn công nước ta, dễ dàng tiếp viện binh mã, lương thực. 

Quân nhà Nguyên luôn tự hào đã đánh bại được gần như cả thế giới, thế nhưng lại thua ê chề trước một Đại Việt, khi ấy được cho là quốc gia nhỏ bé trước quân đội nhà Nguyên. 

Vực dậy tinh thần Đại Việt

Trong cả hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (năm 1285 và 1287), Trần Hưng Đạo đều được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân. Với trọng trách này, ông đóng vai trò then chốt trong cả hai cuộc kháng chiến. 

Trước sức mạnh của quân đội Mông Cổ, quân đội Đại Việt cũng có người mất tinh thần, run sợ. Nhưng đúng lúc này, Trần Hưng Đạo đã soạn “hịch tướng sĩ” để vực dậy tinh thần kháng Nguyên mông của quân sĩ.

Ly-do-Tran-Hung-Dao-la-1-trong-10-vi-tuong-vi-dai-nhat-the-gioi-0
Tranh vẽ Trần Hưng Đạo

Khi các tướng sĩ lo lắng Trần Hưng Đạo có hiềm khích với nhà Trần, anh em không thể hòa thuận, ông đã tắm cho em họ của mình là Trần Quang Khải trên chiến thuyền trước sự hò reo của ba quân.

Khi quân ta rút khỏi Thăng Long, người rời đi sau cùng là Trần Quốc Tuấn. Khi quân ta phải rút lui trước sức mạnh của giặc, nhà Vua hội họp các tướng rồi dò hỏi: “Hay là nên hàng”, Trần Hưng Đạo đã khẳng khái nói ngay: Xin bệ hạ chém đầu thần trước đã rồi hẵng hàng.

Từ đó mọi niềm tin và ánh mắt của triều đình đều dồn cả vào Trần Quốc Tuấn, ông trở thành trụ cột của Nhà Trần trong hai lần đánh quân Nguyên Mông (lần thứ hai và thứ ba).

Thiên tài quân sự của nước Việt

Quân Nguyên vốn là kẻ cơ trên từ Á sang Âu nhưng chưa ở đâu gặp phải kế sách từ ngoại giao cho đến đánh trận như ở Đại Việt. Đầu tiên, trước khi tiến binh, quân Nguyên đã quen với việc uy hiếp nước khác bằng cách dùng sứ giả khuyên hàng. Thế nhưng khi sứ giả quân Nguyên đến thì nhà Trần bắt phải quỳ trước mặt Vua theo đúng phép tắc.

Kế sách khi đánh quân Nguyên của Trần Hưng Đạo có thể gói gọn trong  mấy chữ: vườn không nhà trống, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, dùng đoản binh phá trường trận.

Khi đánh nước khác, quân Nguyên đánh vào kinh thành, vì nơi đây có cơ quan đầu não. Đánh kinh thành cũng tiêu diệt được quân chủ lực của đối phương lại cướp được nhu yếu phẩm.

Nhưng khi đánh Đại Việt thì quân ta chủ động rút lui chiến lược khỏi kinh thành, thực hiện kế "vườn không nhà trống". Điều này khiến quân địch bị hoang mang, quân sĩ chán nản vì không cướp bóc được gì. 

Ly-do-Tran-Hung-Dao-la-1-trong-10-vi-tuong-vi-dai-nhat-the-gioi-8

Quân Nguyên thực hiện chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" nhưng quân chủ lực của ta lại rút lui bảo toàn lực lượng nên chúng không thể đánh nhanh được. Trần Hưng Đạo lại chia nhỏ quân để lẻ khiến địch tiêu hao lực lượng. Rồi lại bí mật phá hủy kho lương của chúng. Quân Nguyên bị truy kích đâm ra hoảng loạn, lòng quân dao động.

Quân Nguyên không gặp được quân chủ lực Đại Việt để đánh, cũng không biết quân chủ lực rút về đâu mà đuổi theo. Lâu ngày quân sĩ lại mệt mỏi vì phải liên tục chống đỡ các cuộc tập kích của các cánh quân nhỏ vẫn diễn ra hàng ngày.

Dần dần tình hình quân Nguyên lương thực đã cạn, quân sĩ mệt mỏi không muốn tiếp tục cuộc chiến nữa, sĩ khí không còn. Lúc này Trần Quốc Tuấn mới điều động đội quân chủ lực phản công đánh thẳng vào quân Nguyên.

Trước Đại Việt, quân Nguyên trở nên nhỏ bé, hoảng sợ, không hiểu cách đánh của chúng ta là gì. Do tâm lý mệt mỏi, quân Nguyên không thể thắng được sĩ khí của Đại Việt nên đại bại, rút chạy về nước.

Tấm lòng trung nhật nguyệt chứng giám

Cũng giống như ông, dưới trướng của Trần Quốc Tuấn đều là những người tài giỏi như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trương Hán Siêu.

Khi người nhà nhắc đến thù nhà, ông hỏi hai gia nô cũng là tướng giỏi lúc đó là Yết Kiêu và Dã Tượng về chuyện này, hai vị tướng này đáp rằng: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”. Nghe xong Quốc Tuấn rất cảm động.

Ly-do-Tran-Hung-Dao-la-1-trong-10-vi-tuong-vi-dai-nhat-the-gioi-4

Sau đó ông hỏi con trai Trần Quốc Tảng, có nhắc đến lời trăn trối của An Sinh Vương Trần Liễu, muốn cùng ông cướp ngôi vua, ông nổi giận rút gươm toan chém đứa con này. Dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Quốc Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.

Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm

Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên đô hộ một trăm năm.

Câu đối trên cho thấy châu Âu và Trung Quốc đều muốn có con người này đến thế nào. Thế nhưng Trời xanh đã đặt định cho Trần Quốc Tuấn trở thành con dân của Đại Việt.

Vị thánh của người Việt?

Trong dân gian có truyền thuyết rằng mẹ của Trần Quốc Tuấn nằm mơ thấy có một vị thiên thần tinh vàng tướng ngọc, tự xưng là Thanh Tiên Đồng Tử sẽ xuống đầu thai. Lúc Trần Quốc Tuấn vừa được sinh ra đã có hào quang tỏa sáng rực cả nhà.

Dù truyền thuyết đẹp đó có thật hay chỉ xuất phát từ sự kính ngưỡng Hưng Đạo Đại Vương mà thành, thì người ta vẫn không khỏi suy ngẫm rằng: Phải chăng Thiên Thượng đã phái Trần Quốc Tuấn xuống giúp nước Nam đánh bại quân Nguyên Mông, lưu lại giai đoạn lịch sử xán lạn cho con dân Đại Việt?

Xem thêm: Trái tim si tình của Trần Quốc Tuấn và màn cướp dâu chấn động sử Việt

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận