Hoa vì úng nước mà chết, cá vì ăn no mà chết, người vì tức giận mà chết
Nhân sinh vô thường, đừng để bản thân hối hận. Sống ở đời hãy học cách sửa nhà khi trời chưa mưa, sửa tính cách khi còn có thể.

Đa số con người trên thế giới khi vết thương lành sẹo lại quên mất nỗi đau
Nếu khiến bạn ốm vặt một tuần bạn sẽ phát hiện ra rằng tiền bạc không quan trọng. Người thân và sức khoẻ mới là điều quan trọng nhất.
Nếu để bạn ốm nặng một tháng, bạn sẽ phát hiện ra rằng tiền bạc vô cùng quan trọng, sức khoẻ và người thân lại càng vô cùng, vô cùng quan trọng hơn.
Nếu để bạn ốm nặng nửa năm, e rằng bạn sẽ muốn vứt bỏ mọi tiền tài và danh lợi trước mắt để đổi lấy điều bạn cho là quan trọng nhất.
Điều đáng tiếc là, đa số con người trên thế giới khi vết thương lành sẹo lại quên mất nỗi đau. Trong đó bao gồm cả tôi!

Cho nên khi nhìn thấy những lời này tôi lại càng thêm kiên định khi biết rằng những người nào và việc gì mới là điều quan trọng nhất trong sinh mệnh của mình…
Tôi lại càng minh bạch hơn rằng, con người phải sống một cách bình thản, khoẻ mạnh và hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất!
Sức khoẻ được chi phối rất nhiều bởi quan niệm
Người thông minh: Dùng 100 đồng để dưỡng sinh, 50 đồng để mua bảo hiểm, 10 đồng để khám bệnh, 1 đồng cho cấp cứu.
Kẻ ngốc nghếch: Dùng 1 đồng để dưỡng sinh, 10 đồng để uống thuốc, 50 đồng để khám bệnh và 100 đồng để cấp cứu.
Đa phần mọi người sẽ tiêu hết sạch sành sanh những tích luỹ suốt cả cuộc đời của mình trong vòng 1-2 năm cuối của sinh mệnh. Khi ấy họ đã uống hết sạch một lượng lớn thuốc có tác dụng phụ, phẫu thuật vài lần và sau đó… rời đi…
Nên ứng phó với bệnh tật như thế nào? Đáp án là Hãy chú trọng việc phòng ngừa!
Hoa do tưới đẫm nước mà chết, cá do ăn no mà chết, người do tức giận mà chết!
Xem bạn có thể sống được bao nhiêu tuổi?
Người hay tức giận thì lòng dạ hẹp hòi, thường chỉ thọ từ 20-50 tuổi.
Người hay bị người khác trút giận được gọi là người làm thuê, thường thọ từ 50-60 tuổi.
Người hay tự nổi giận với bản thân thì cũng dễ nổi giận với người khác, được gọi là kẻ phàm nhân, thường thọ từ 60-70 tuổi.
Người hay bị người khác nổi giận nhưng lại không hề tức giận được gọi là bậc vĩ nhân, thường thọ chừng 80 tuổi.

Người không luận bàn xem vì sao người khác nổi đoá với mình và hành xử một cách bình thản, được gọi là cao nhân, thường thọ chừng 90 tuổi.
Người xưa nay không hề tức giận người khác, cũng không tức giận với bản thân, được gọi là chân nhân, thường thọ trên 100 tuổi.
Trăm bệnh đều do tức giận mà thành, vậy nên muốn trường thọ phải nhớ ít nổi giận!
9 cách xoa dịu cơn nóng giận theo trình tự cấp bậc tăng dần
1. Bộc bạch, 2. Né tránh, 3. Vận động, 4. Giải trí, 5. Nghĩ thoáng, 6. Tự mình tìm giải pháp phù hợp nhất với mình, 7. Thay đổi góc độ tư duy, 8. Buông bỏ, 9. Đề cao cảnh giới!
Cuối cùng, xin tặng bạn những lời gan ruột!
Yêu cũng là một ngày, hận cũng là một ngày, cứ trôi qua là xong.
Nghĩ thông, nhìn thoáng, vui vẻ là được.
Xem thêm: Cổ nhân nói: Đây là tướng mặt của người đàn ông trăng hoa, nhiều chuyện, mệnh khổ
Đọc thêm
Đùa giỡn có thể mang đến niềm vui trong cuộc sống nhưng, có 3 kiểu đùa giỡn sẽ mang họa vào thân. Đó là gì?
"Người đàn ông tốt là 258, người đàn bà tốt là 369" - được biết đến là cách quan sát người của cổ nhân xưa. Vậy nó mang ý nghĩa gì?
4 khuyết điểm này giống như hòn đá ngáng đường thành công. Mong bạn đừng có bất kỳ khuyết điểm nào trong này.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.