Giải mã gia tộc nông dân tạo ra 14 tỷ phú USD, chi phối mọi thứ trên bàn ăn, từng "nuôi' thế giới suốt 150 năm

Gia tộc Cargill chuyên kinh doanh nông sản và là tập đoàn tư nhân hùng mạnh nhất nước Mỹ. Nếu coi gia tộc này là 1 quốc gia thì họ sẽ có nhiều tỷ phú ngang với Thụy Điển và Israel.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ai rồi cũng phải 1 lần nếm thử sản phẩm của Cargill 

Cargill là "gã khổng lồ" trong lĩnh vực nông nghiệp có trụ sở tại bang Minnesota này đang hoạt động trong 75 ngành nghề kinh doanh, với 143.000 nhân công tại 67 quốc gia. Ngoài ra, tập đoàn này còn cung cấp các dịch vụ khác như: vận chuyển, giao dịch hàng hóa, tư vấn quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp trên thị trường. 

Với lực lượng người lao động lên đến hơn 155.000 người làm việc tại 70 quốc gia, tổng doanh thu của Cargill hàng năm luôn đạt trên 115 tỷ USD. Đây cũng là một trong những gia tộc giàu nhất nước Mỹ theo bảng xếp hạng năm 2020 của Forbes với tổng tài sản ròng 47 tỷ USD.

Giai-ma-chia-khoa-thanh-cong-cua-gia-toc-Cargill-9

Nhiều người đã từ đùa rằng, dù muốn hay không thì cũng có lúc bạn đã nếm thử một trong những sản phẩm của tập đoàn Cargill trong bữa ăn của mình. Từ quả trứng được cung cấp bởi nông trại McDonald, cho đến nước giải khát có gas, kem, yogurt, bia, và nhiều loại đồ ăn thức uống khác nữa… Tất cả đều có thể là sản phẩm thuộc chuỗi sản xuất và cung ứng thuộc sở hữu của "ông lớn" Cargill đến từ xứ cờ hoa.

Và đáng lưu tâm hơn cả là trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2015 được công bố bởi Forbes thì có sự xuất hiện của 14 thành viên trong gia tộc Cargill, nhiều hơn bất kỳ gia tộc nào khác trên thế giới. Nếu coi gia tộc Cargill là một quốc gia, họ sẽ có nhiều tỷ phú ngang với Thụy Điển và Israel. Điều này đồng nghĩa với việc, họ đứng vị trí số 31 trong danh sách những quốc gia nhiều tỷ phú nhất thế giới.

Chân dung người sáng lập ra "gã khổng lồ" Cargill

Theo tìm hiểu, người sáng lập William W.Cargill sinh năm 1844. Năm 12 tuổi, ông cùng gia đình chuyển tới sống tại 1 nông trường và trở thành 1 nông dân chính hiệu. 

Đến năm 21 tuổi, William W.Cargill bao thầu một kho lương thực tại bang lowa. Nhờ sử dụng chuỗi dây chuyền lương thực hiện đại, William đã trở thành nhà môi giới lương thực thành công và giúp gia đình kiếm được một khoản kha khá.

Kho chữa ngũ cốc là 1 khái niệm khá "lạ" vào thời điểm đó khi mà phần lớn nông dân thiếu nơi để cất giữ nông sản của mình dẫn đến việc giảm sút chất lượng, rồi giảm giá bởi các nhà buôn khi thu mua. Và thế là ông Cargill nắm bắt ngay nhu cầu của nông dân bằng cách cung cấp dịch vụ lưu trữ nông sản cho đến khi họ có được "mối" để bán với giá cao.

Về sau, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, Cargill đã cho xây dựng thêm nhiều nhà kho và trạm trung chuyển nông sản trên khắp tiểu bang Minnesota.

Giai-ma-chia-khoa-thanh-cong-cua-gia-toc-Cargill-0
Chân dung nhà sáng lập William W.Cargill

Gia tộc MacMillan bắt đầu tham gia công việc điều hành công ty vào năm 1895 sau khi Edna, con gái của nhà sáng lập William Wallace Cargill kết hôn với John MacMillan. Chàng rể này cũng là người tiếp quản công ty khi bố vợ mình qua đời năm 1909. Và kể từ khi được kế nhiệm công ty vào năm 1912, John MacMillan phải đối mặt với tình trạng công ty làm ăn thua lỗ và nợ đầm đìa.

Ở thời điểm đó, 1 dự án đầu tư của Cargill cũng thất bại khiến công ty ngày càng lún sâu vào cơn khủng hoảng tài chính. Để có thể vực dậy được công ty, MacMillan buộc phải tiến hành những đợt tái cấu trúc quy mô lớn. Đồng thời tái đàm phán với chủ nợ để được khoanh nợ, xin gia hạn thời gian thanh toán các khoản vay. Bên cạnh đó chấp nhận bán đi những mảng kinh doanh kém hiệu quả.

1 trong những bước đi cụ thể của MacMillan đã mang lại tác động lớn cho công ty chính là việc tái cấu trúc cơ cấu lãnh đạo của Cargill. Đó là những người dâu, rể thuộc dòng họ MacMillan được trao quyền kiểm soát phần lớn cổ phần của công ty, trong khi các thành viên trong gia đình Cargill thì chấp nhận đóng vai trò của những cổ đông thiểu số. Với chiến lược này, chỉ trong vòng 6 năm, Cargill đã có thể thanh toán hết toàn bộ các khoản nợ nần, và bắt đầu trỗi dậy trở lại. 

Trong suốt những năm đầu thế kỷ 20, công ty Cargill đổ rất nhiều tiền vào "canh bạc" mở rộng những thị trường mới cũng như đầu tư vào công nghệ. Doanh nghiệp này đã thâu tóm thành công 1 công ty mua bán ngũ cốc cùng với 1 hệ thống thông tin nội bộ riêng vào năm 1923. Thương vụ này giúp Cargill trở thành một trong những đối thủ khó vượt qua thời bấy giờ.

Chìa khóa thành công của Cargill: Luôn đổi mới

Sau thế chiến thứ II, Cargill ngay lập tức thực hiện chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực làm ăn của mình bằng hàng loạt cuộc chinh phục và thâu tóm các doanh nghiệp chăn nuôi, thực phẩm làm từ đậu nành cho đến các nhà máy chế biến dầu ăn thực vật.

Cargill bắt đầu tính đến việc vươn ra khỏi nước Mỹ bằng cách liên tục tìm kiếm và xâm nhập các thị trường mới trên khắp thế giới trong suốt giai đoạn 1950 đến 1980 với sự hiện diện của mình tại châu Âu và châu Á. Vào những năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, tập đoàn gia đình này quyết định thuê một nhân sự cấp cao từ bên ngoài vào quản lý Cargill.

Giai-ma-chia-khoa-thanh-cong-cua-gia-toc-Cargill-7
Martha "Muffy" MacMillan, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn Cargill (Nguồn: Jemal Countess/Getty Images)

Đó là thời điểm khó khăn của Cargill khi Chủ Tịch Cargill MacMillan bị đột quỵ và Chủ Tịch John MacMillan, Jr., đột ngột qua đời và không có thành viên nào trong gia đình sẵn sàng lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng cũng vào lúc này, Erwin Kelm xuất hiện và là người đã lãnh đạo công ty vượt qua quá trình chuyển đổi và lãnh đạo Cargill trong suốt 17 năm sau đó với dấu ấn của việc đưa Cargill gia nhập thị trường toàn cầu cũng như hiện đại hóa hoạt động của công ty.

Nhân vật nội tộc cuối cùng của gia tộc MacMillan tham gia điều hành doanh nghiệp chính là Whitney MacMillan. Người này có công trong việc nhìn ra cơ hội và biến Cargill thành một chuỗi sản phẩm bao trùm, lấn sân hàng loạt lĩnh vực sản xuất, từ hóa chất, dầu mỏ, cao su, sắt thép, vải sợi, dịch vụ tài chính, cà phê, hạt cacao, đậu phộng, chăn nuôi gia súc gia cầm… Ông nghỉ hưu năm 1995.

Ngày nay, Cargill đang duy trì hoạt động của mình ở 70 quốc gia trên khắp thế giới. Đây cũng là doanh nghiệp tư nhân hiếm hoi chiếm lĩnh danh sách bình chọn thường niên của Forbes 28 lần trong suốt 30 năm qua. 

Chìa khóa cho sự thành công của Cargill không là gì khác ngoài sự kiên trì theo đuổi tinh thần "Đổi mới".

Gia tộc Cargill có ảnh hưởng lớn cỡ nào?

Một số thông tin ít ỏi được tạp chí Forbes tiết lộ dưới đây sẽ không khỏi gây "sốc" với nhiều người:

Năm 1865 (giai đoạn cuối của nội chiến Mỹ), W.W. Cargill thành lập công ty đầu tiên trên vùng biên giới Iowa. Trải qua gần 150 năm, hiện con cháu của ông vẫn sở hữu tới 88% cổ phần của đế chế nông nghiệp này. Những nhân vật được thừa kế lớn nhất gồm có James Cargill II, Austen Cargill II và Marianne Liebmann.

- Để làm được món Egg McMuffins, McDonald’s đã phải mua rất nhiều trứng dạng lỏng từ Cargill.

- Đối với hamburger: Các cơ sở giết mổ gia súc của Cargill cho ra sản lượng nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên nước Mỹ. 

- Cuối cùng là sandwiches: Cargill xếp vị trí thứ 8 về lượng cung cấp thịt lợn và số 3 về thịt gà tây tại Mỹ.

Giai-ma-chia-khoa-thanh-cong-cua-gia-toc-Cargill-6

Thậm chí, mỗi thứ người Mỹ ăn hoặc uống hàng ngày như 1 thanh kẹo, bát súp, sữa chua, kẹo gum hay bia... đều chứa một thành phần nguyên liệu từ danh sách các sản phẩm phụ gia của Cargill. Hiện doanh nghiệp sản xuất gia vị của gia tộc Cargill trị giá tới 50 tỷ USD. Nó sản xuất rất nhiều sản phẩm từ muối, đường, chất bảo quản… 

Cách gia tộc Cargill khiến cổ phần không thể lọt ra ngoài

Gia tộc Cargill đề ra quy định vô cùng nghiêm ngặt về việc hạn chế nhân viên sở hữu cổ phần. Theo công bố chính thức, hiện có khoảng 100 người con cháu của người sáng lập vẫn đang sở hữ gần 90% cổ phần công ty, tương đương với khoảng 52 tỷ USD.

Cargill kinh doanh đa dạng. Trên một phương diện nào đó, người ta có thể nhầm lẫn đây là một công ty tải lớn nhất thế giới. 

Giai-ma-chia-khoa-thanh-cong-cua-gia-toc-Cargill-4

Có thể bạn chưa biết, Cargill vận chuyển đậu nành và đường từ Brazil, dầu cọ từ Indonesia; bông từ châu Á, châu Phi, Australia, và Deep South; thịt bò từ Argentina, Australia, và Great Plains; muối từ khắp Bắc Mỹ, Australia, và Venezuela. Công ty hiện điều hành 1.000 sà lan sông, hợp đồng thuê 350 tàu được gọi bởi khoảng 6.000 cảng biển trên toàn thế giới.

Tập đoàn này đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng thị trường, tung ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, đảm bảo dòng chảy ổn định các mặt hàng nông nghiệp trong một môi trường toàn cầu đang thay đổi.

Wally Falcon, Phó giám đốc Trung tâm an ninh lương thực và môi trường tại Đại học Stanford đã tóm gọn bí quyết thành công của gia đình Cargill trong một câu rằng: "Họ làm việc hiệu quả, sản lượng cao, lợi nhuận thấp nhưng lại thông minh hơn và nhanh nhạy hơn bất kỳ ai khác".

Gia tộc tạo ra 14 tỷ phú USD

Cargill đã lớn mạnh thành tập đoàn đa quốc gia sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp như đường, dầu tinh chế đến socola hay gà tây. Tập đoàn này còn cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao dịch hàng hóa và tư vấn quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp trên thị trường giao dịch hàng hóa. Những hậu duệ của William Cargill và con rể John MacMillan vẫn duy trì Cargill và 1 tập đoàn gia đình.

Nếu là 1 công ty đại chúng, theo xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2015, Cargill sẽ xếp thứ 15 trong top 500 công ty lớn nhất thế giới. Ghi nhận doanh thu 113,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2019, tập đoàn hiện có hơn 160.000 nhân viên hoạt động tại 66 quốc gia.

Được biết, Cargill đóng góp 25% tổng kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ, chiếm hơn 22% thị phần trên thị trường thịt lợn Mỹ, nhập khẩu nông sản từ Argentina nhiều hơn bất kỳ công ty nào và hiện cũng là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất ở Thái Lan.  Tất cả những quả trứng được sử dụng trong các cửa hàng McDonald’s ở Mỹ đều đi qua nhà máy của Cargill. Đây cũng là nhà sản xuất muối Alberger - chuyên dùng trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn – duy nhất ở Mỹ.

Theo danh sách tỷ phú của Forbes, gia tộc Cargill hiện có tới 14 tỷ phú – nhiều hơn bất kỳ gia tộc nào trên thế giới. Để dễ hình dung, nếu Cargill là 1 quốc gia thì số lượng tỷ phú USD sẽ ngang bằng với Thụy Điển hoặc Israel.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Bí ẩn gia tộc dầu mỏ khét tiếng nước Mỹ: Từng khiến Tổng thống phải "kiêng dè" nhưng rất chăm làm từ thiện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Vũ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Nguyên là người quyền lực nhất chốn thâm cung. Bằng tài năng và mưu lược, bà đã giữ vững quyền lực cho gia đình, dòng họ.

Mưu lược cứu vãn cơ đồ gia tộc chúa Trịnh  của 'bà chúa không ngai' Vũ Thị Ngọc Nguyên
0 Bình luận

"Hoàng tử bé" Fujjima Itsuki là thế hệ thứ 3 trong gia tộc theo đuổi nghệ thuật Kabuki, sở hữu nhan sắc đỉnh cao.

Ngỡ ngàng với nhan sắc siêu phẩm của 'hoàng tử bé' gia tộc Kabuki Nhật Bản
0 Bình luận

Tỷ phú Warren Buffett là nhà đầu tư huyền thoại, trong một lần trả lời phỏng vấn đã chỉ ra 3 sai lầm chí mạng nên tránh trong đầu tư.

Tỷ phú Warren Buffett: 3 sai lầm trong đầu tư mà ta nhất định nên tránh
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

PC Right 1 GIF
Đề xuất