Công thức làm giàu nổi tiếng của huyền thoại hoạt hình Walt Disney
"Cha đẻ" của hãng hoạt hình nổi tiếng nhất hành tinh Walt Disney đã qua đời từ rất lâu nhưng những bài học kinh doanh mà ông để lại vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay.
Walt Disney (Walter Elias Disney, sinh ngày 5/12/1901) - "cha đẻ" của hãng phim hoạt hình Disney được cả thế giới nể phục, ngưỡng mộ và tôn vinh bởi những cống hiến đối với ngành công nghiệp sản xuất phim. Ông thổi hồn vào mỗi nhân vật hoạt hình bằng những chuyển động nhẹ nhàng và hiệu ứng âm thanh sống động.
Thế nhưng ít ai biết được, người nghệ sĩ, thiên tài sáng tạo lừng danh này từng có một tuổi thơ vô cùng khó khăn, vất vả. Ông phải tự bươn chải để vượt qua nghịch cảnh. Nhưng những trải nghiệm từ cuộc sống khốn khó đã giúp ông tích lũy được kinh nghiệm để xây dựng nên đế chế Walt Disney trị giá hơn 40 tỷ USD.
Được biết, đây là công ty truyền hình và phát sóng lớn thứ hai thế giới và định hình thời thơ ấu, văn hóa của hàng triệu, có thể là hàng tỷ người. Walt Disney là một hình mẫu thành công với những bài học đắt giá được ghi nhớ trong cả quá trình lập nghiệp khiến ai cũng phải ngưỡng mộ.
Dưới đây, Sống Đẹp xin chia sẻ "CÔNG THỨC LÀM GIÀU" trường tồn cùng thời gian của huyền thoại Walt Disney:
1. Kiên định với đam mê
Disney là một nghệ sĩ, một doanh danh yêu say đắm các bản vẽ. Ông đã cống hết hết cả cuộc đời mình cho nghệ thuật. Thậm chí ông còn sẵn sàng làm việc khác chỉ để kiếm tiền duy trì đam mê của mình.
Có thể ít người biết, thời điểm ông tạo ra nhân vật chuột Mickey năm 1928 cũng không đạt được thành công ngay lập tức. Ông đã phải bán chiếc ô tô thể thao mình yêu quý nhất để làm phim. Sau đó chật vật mất 2 năm để đưa nhân vật này ra toàn cầu.
Với Walt Disney: "Tất cả những nghịch cảnh tôi gặp trong cuộc đời, tất cả những rắc rối và trở ngại đến với tôi đã khiến bản thân tôi mạnh mẽ hơn. Bạn có thể không biết điều này khi khó khăn ập đến, nhưng tôi muốn nói khó khăn đôi khi là điều tuyệt vời nhất trên thế gian".
2. Mọi giấc mơ đều thành hiện thực nếu chúng ta đủ can đảm theo đuổi
Disney có tuổi thơ cùng cực, ông phải tự thân vận động để thay đổi cuộc đời mình. Ông từng trải qua hàng loạt công việc lặt vặt, thậm chí trở thành tài xế xe cứu thương quân đội trong Thế chiến thứ I cùng anh bạn Ray Kroc. Và nhờ đó mà ông tìm thấy đam mê.
Từ những thất bại đầu đời, ông rút ra bài học thành công: "Sự khác nhau giữa thắng và thua thường là người thắng thì không bỏ cuộc".
3. Lãnh đạo truyền cảm hứng để nhân viên hành động
Chìa khóa dẫn đến sự thành công của Disney chính là khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên để họ hành động. Lần đầu tiên ông giới thiệu với các nhà làm phim hoạt hình về câu chuyện Bạch Tuyết, ông đã đóng vai nhân vật, thậm chí đã tạo ra những tiếng nói khác nhau của các nhân vật.
Walt có khả năng lôi kéo những người tài năng về làm việc cho mình để cùng đạt được một mục tiêu chung. Disney từng thừa nhận, ông không phải người có năng khiếu trong việc vẽ và dựng hình: "Tôi bắt đầu làm bộ phim hoạt hình đầu tiên vào năm 1920 nhưng dĩ nhiên, những hình vẽ ấy rất thô sơ, xấu xí”.
Nhưng bù lại, ông có tầm nhìn. Ông biết mình giỏi ở đâu và nhược điểm của mình thế nào. Ông khắc phục nó bằng cách lôi kéo nhân tài. Thực tế, người dựng nhân vật Mickey Mouse hoàn thiện không phải là Disney mà là một nghệ sĩ khác có tên Ub Iwerks.
4. Hội nhập, nắm bắt công nghệ mới
Những năm 1920 và 1930 là thời đại kỹ thuật cổ điển nhưng cũng có thời điểm của đổi mới: Những phát minh như Technicolor và âm thanh được coi là những rủi ro cho các nhà làm phim. Các diễn viên, đạo diễn và khán giả từng phản đối kịch liệt.
Tuy nhiên, Disney đã đi đầu và tạo ra một bộ phim hoạt hình đầy đủ âm thanh đầu tiên mang tên "Bạch Tuyết và Bảy chú Lùn". Từ đó, thương hiệu của ông nổi tiếng khắp nơi.
5. Luôn tính đến những rủi ro
Năm 1955, Disneyland là "canh bạc" lớn nhất trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ. Walt đã cố gắng tìm nguồn tài chính và thậm chí còn thế chấp cả nhà cửa, tài sản để đầu tư. Nếu Disneyland thất bại, công ty sẽ phá sản. Thế nhưng ngày nay, các công ty giải trí Disney lại mang về hàng tỷ đô la doanh thu và hàng triệu khách hàng mỗi năm.
Với nguồn vốn 17 triệu USD, Disney khai trương công viên Disneyland rộng 70ha tại California. Trong 7 tuần đầu tiên, công viên đón 1 triệu lượt khách ghé thăm. Những năm sau đó từ giữa thập niên 1960, Disney tiếp tục bắt tay thực hiện dự án lớn hơn của mình: Disney World, một công trình đầy phức tạp và quy mô, có diện tích rộng gấp 15 lần. Disneyland được đặt ở Florida (Mỹ), sau đó có mặt tại Paris, Tokyo, Hong Kong...
6. Thái độ của bạn với thất bại
Trước khi thành công, Disney từng nhiều lần thất bại. Đáng chú ý nhất là thất bại của sản phẩm "chú thỏ may mắn Oswald". Thất bại này khiến ông mất phòng thu, các thiết bị, các ý tưởng hoạt hình.
Nhưng từ thất bại đó, ông tạo ra được nhân vật để đời. Trên tàu trở về nhà suy nghĩ về thất bại của Oswald, ông nảy ra ý tưởng xây dựng chuột Mickey.
Hình tượng Micky lanh lợi, trông giống như tranh biếm họa đã được ra đời đơn giản như vậy. Nhân vật này đã giúp Disney thu về tiền tỷ.
7. Tin vào chính mình
Trong quá trình xây dựng sự nghiệp, Disney đã nói "có" với những gì người khác nói "không thể làm được". Với Disney, "không thể" là từ của một người có đầu óc hạn hẹp, nó không nằm trong từ điển của ông.
Có người từng không tin rằng, công viên giải trí hay chuột Mickey của ông sẽ thành công. Nhưng Disney đã chứng minh, ông đã thành công với cả hai và giá trị của nó vẫn hiện hữu đến hôm nay.
8. Khả năng khôi phục rất quan trọng
Có thể bạn chưa biết, Disney đã mất 16 năm để được trao quyền làm về nhân vật Mary Poppins - một trong những bộ phim hay nhất thời đó. Ông đã bị từ chối 302 lần khi tìm nguồn tài chính để thực hiện trước khi đạt được thỏa thuận với các studio truyền hình.
Và có câu chuyện khó tin là ông đã bị sa thải với công việc đầu tiên của mình tại một tờ báo vì không đủ sáng tạo. Nhưng ông vẫn tiếp tục đứng dậy làm lại từ đầu. Khả năng phục hồi giúp ông tự tin đối mặt với những tình huống khó khăn và những thất bại.
9. Luôn tìm kiếm cảm hứng
Khi Disney không có tiền và sống ngoài văn phòng ở Kansas City ông đã cố gắng làm nhiều việc nhất có thể. Ông làm việc cho công ty quảng cáo hoạt hình và ông đã gặp rất nhiều chuột.
Từ đó ông có ý tưởng cho ra đời tập đầu tiên về Mickey là Steamboat Willie từ những chú chuột ông gặp quanh thùng rác và coi một trong số đó là "người bạn đặc biệt".
Disney đã sử dụng thời gian tưởng như vô vọng của mình để lấy cảm hứng và thành công với Steamboat Willie, chứng minh những ý tưởng hay có thể được tìm thấy từ cống nước, thùng rác...
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận