Cổ nhân dặn: Cẩn thận lúc vô sự, trầm tĩnh khi hữu sự

Khi vô sự tâm tình an nhàn, dễ có thể vì thế mà rơi vào mê loạn. Khi hữu sự bận rộn, dễ rơi vào trạng thái kích động...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vô sự như hữu sự

Lão Tử nói: “Kỳ vị triệu dịch mưu”, khi sự vật còn chưa có những dấu hiệu rõ ràng, mới dễ mưu sự. Dẫu là việc gì, khi ổn định sẽ khá dễ duy trì, khi sự việc chưa có dấu hiệu thay đổi, mới dễ dàng mưu tính. Lúc yếu nhược mới dễ phân giải, khi còn nhỏ mới dễ tiêu trừ. Người không biết lo xa, ắt có cái hoạ gần, vậy nên con người cần phải có ý thức phòng ngừa hoạ hại.

Khi bình yên có thể ở nơi thân an mà nghĩ tới cảnh nguy nan, dự báo và chuẩn bị sẵn sàng, đến khi sự việc phát sinh, tự nhiên sẽ không sợ hãi.

co-nhan-dan-can-than-luc-vo-su-tram-tinh-khi-huu-su-0

Lúc sóng yên biển lặng không biết lo lắng thì khi có sự cố đột biến, trong tâm sẽ không có chút phòng bị, ắt sẽ hoang mang, mất đi sự trầm tĩnh, không biết nên ứng phó như thế nào, từ đó phạm lỗi.

Khi đắc thời đắc thế, con người thường dễ buông lơi cảnh giác, thậm chí phóng túng bản thân, rất dễ khiến rắc rối xảy tới. Cho nên dẫu ở trong hoàn cảnh nào cũng nên cẩn trọng, cảnh giác thì hơn.

Đường Huyền Tông những năm còn nhỏ đã mưu đồ đại sự, rồi sáng lập nên một thời đại “khai nguyên thịnh thế”. Nhưng dần dần khi thiên hạ ở trong cảnh thái bình vô sự, ông lại chủ quan, cuối cùng dưỡng thành Loạn An Sử, khiến triều Đường chuyển từ thịnh thế sang suy bại.

Hữu sự như vô sự

Khi sự việc xuất hiện, cần điềm tĩnh tự tại như thể lúc an nhiên vô sự, mới có thể tiêu trừ những nguy cơ trước mắt. Tâm hoảng ý loạn, quyết sách ắt sai lầm, sẽ khiến nguy cơ ngày càng mở rộng hơn.

Hoàng đế Khang Hy thời nhà Thanh viết bản “Đình huấn”, dùng để dạy dỗ các hoàng tử, bồi dưỡng vị hoàng đế tương lai. Trong đó có kể:

Khi loạn Tam Phiên xảy ra, chủ lực của quân Thanh quyết chiến với quân đội của Ngô Tam Quế, nửa tháng vẫn không có tin tức gì từ tiền tuyến. Trong thành Bắc Kinh nhân tâm vô cùng hoảng loạn.

Trong tình huống ấy, Khang Hy vẫn giữ được sự kiên định trong tâm. Bề ngoài ông vẫn tỏ ra thư thái, tự tại, hàng ngày hoàng đế đều lên núi Cảnh Sơn cưỡi ngựa, bắn cung.

Có người nói rằng, tình hình cấp bách như thế này, đại sự quân cơ nhiều như vậy, hoàng thượng sao có thể ngao du khắp nơi? Nhưng hoàng đế Khang Hy vẫn thản nhiên trầm tĩnh, dù ông là người trước nay luôn chuyên cần việc chính sự.

Khang Hy muốn mượn chuyện này để khuyến cáo các con của mình rằng: Khi lâm đại sự cần phải có tĩnh khí.

co-nhan-dan-can-than-luc-vo-su-tram-tinh-khi-huu-su-8

Kỳ thực cục diện lúc đó đâu chỉ có vậy. Trong thành Bắc Kinh, những người trung thành trong tâm sẽ có dao động. Những người hiểm ác tất phải vội vàng muốn thăm dò tình thế. Trăm con mắt đều đổ dồn vào hoàng đế.

Kết quả hoàng đế chẳng hề sốt sắng, sợ hãi, ngoài việc điều binh khiển tướng nghiêm cẩn ra thì tâm tình vẫn rất trầm tĩnh vui vẻ. Vậy nên những người trung thành vững tâm hơn, những kẻ có dã tâm cũng không dám manh động. Ngược lại, nếu lúc này hoàng đế cũng hoảng hốt giống mọi người, vậy thì hậu quả có thể là tổn thất lớn hơn nhiều.

Những bậc thánh hiền từ xưa tới nay đều là những bậc có phong thái cao. Khi càng gặp phải đại sự kinh thiên động địa, lại càng có thể tâm tĩnh như nước, trầm mặc ứng phó.

Tĩnh lặng mới có thể nhìn xa, bình tâm mới có thể tĩnh khí, tĩnh khí mới có thể hành sự, hành sự mới có thể thành sự.

Tâm tĩnh mới có thể nghe được âm thanh của vạn vật, mới có thể nhìn thấu bản chất của vạn vật. Thân nơi hồng trần, việc tới thì ứng phó, việc đã qua thì coi như không có, sống như vậy sẽ tốt hơn!

Xem thêm: Vì sao cổ nhân dạy "lấy chồng chọn đàn ông tuổi Dậu, lấy vợ không gả cho con gái tuổi Mùi"?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tài sản tốt đẹp nhất đáng sinh thành để lại cho con cái vốn không phải là tiền bạc mà là tinh thần giáo dục và thói quen đọc sách.

Cổ nhân dạy: Để lại cho con 'núi vàng, núi bạc' không bằng dạy con 2 thứ này
0 Bình luận

Cổ nhân dạy, nhìn cách mọc lông trên cơ thể cũng có thể đoán biết được phần nào về tài vận của một người....

Cổ nhân nói: 4 vị trí lông mọc càng nhiều thì càng chắc chắn ôm hết lộc thiên hạ về nhà
0 Bình luận

“Một đức hạnh, hai mệnh, ba phong thủy , bốn tích âm công, năm đọc sách” - đây là những khái quát sâu sắc của người xưa về lý do những cuộc gặp gỡ ở đời.

Vì sao cổ nhân dặn: 'Một đức hạnh, hai mệnh và ba phong thủy'?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất