Bùi Thị Thu Nhớ: Từ cô bé theo cha mù đi hát rong đến giải quốc gia cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc"

Từ khi lên 6 tuổi, cô bé Thu Nhớ đã trở thành "đôi mắt" của bố. Cứ xẩm tối, Nhớ lại dắt người cha mù đi hát rong, kiếm tiền mưu sinh... 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuổi thơ rong ruổi theo bố đi hát rong mưu sinh

Nữ sinh Bùi Thị Thu Nhớ (sống tại khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) chính là cô bé tài năng đã đạt giải A cuộc thi "Tìm kiếm tài năng thiếu niên vùng đông Quảng Trị" năm 2021 với bài hát "Niềm vui của em"; giải Nhì tỉnh và giải Ba quốc gia cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" với bài viết tiếp cái kết cho câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, được chủ tịch tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen.

"Bố mẹ không biết chữ. Việc Nhớ đạt được nhiều thành tích như vậy là niềm tự hào không chỉ của gia đình, mà còn của bà con chòm xóm", ông Hồ Thành Thạo, tổ trưởng khu phố 5, thị trấn Cửa Việt chia sẻ.

Chuyen-cua-co-be-hat-rong-dat-giai-quoc-gia-5
Thu Nhớ sở hữu giọng hát trong veo

Thế nhưng, ít ai biết được, đằng sau giọng hát oanh vàng đó là những mảnh đời rất khó khăn. Theo VnExpress, Bùi Thị Thu Nhớ là con út trong gia đình có hai chị em. Bố là ông Bùi Đình Quốc (41 tuổi) bị mù bẩm sinh do di chứng chất độc màu da cam. 

Vì mê âm nhạc nên ngày nhỏ ông Quốc học lỏm bạn bè rồi mua máy cassette về nhà học hát. Trời lấy đi đôi mắt nhưng lại phú cho ông có đôi tai và chất giọng. Lớn lên, ông hát rong quanh biển Cửa Việt và các quán nhậu mưu sinh, cho đến khi lấy vợ, sinh con. 

Kể từ hè năm lớp 1, cô bé Nhớ đã trở thành "đôi mắt", người chỉ đường cho bố... dẫn ông đi hát rong quanh thị trấn. Khi bóng tối buông xuống, những người nhà hàng bắt đầu đón khách du lịch, hai bố con lại rong ruổi với loa thùng cũ cùng chiếc micro bắt đầu mưu sinh. 

Trong tiếng nhạc thô mộc của vài thiết bị điện tử giữa phố đêm, người cha miệt mài ngân lên những ca khúc với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Giọng hát chân phương, chưa từng qua trường lớp của ông luôn có sức hút mãnh liệt với Nhớ. Trong mắt Nhớ, bố còn hát hay hơn cả ca sĩ.

Vì ông Quốc mù nên Nhớ thường thu âm bài hát vào trong điện thoại cho bố học theo. Bố hát chính, thỉnh thoảng mệt con gái cũng tham gia đôi bài. 

"Mỗi tối, hai bố con hát vài chục bài. Ban đầu, em thấy vui vì kiếm được tiền, có thể mua được sách vở quần áo mới", Nhớ kể lại.

Nhưng lớn lên, niềm vui của Nhớ không còn, Bị khách xua đuổi, Nhớ đã biết tủi thân. Thỉnh thoảng gặp khách là người quen hay bạn bè trong quán ăn, vài câu nói móc mỉa khiến em đau lòng, bỏ về. 

Nhưng nghĩ đến thùng gạo rỗng ở nhà, Nhớ lại lầm lũi bước tiếp. Những lúc như vậy, ông Quốc lại động viên con gái " nào ai muốn hát rong, nhưng lao động bằng sức lực của mình, cũng đáng quý lắm chứ". 

Chuyen-cua-co-be-hat-rong-dat-giai-quoc-gia-7
Nhiều năm nay, Thu Nhớ luôn là đôi mắt của bố trên các cung đường đi hát rong

Có những hôm, haiu cha con đi rạc chân trên bãi biển, đến chỗ có khách thì loa thùng lại bị hư, cha con lại đội mưa đi về sửa. Rồi có lần còn bị đội trật tự thu giữ đồ nghề, phải ngồi không cả buổi. Sau người ta thấy thương hoàn cảnh, lại trả đồ nghề cho về.

 "Lần đó mừng quá, dù cả ngày chẳng kiếm được đồng nào nhưng cũng vui như trúng số", ông Quốc nói.

Được biết, hôm nào đắt show, hai cha con kiếm được đến 200.000 đồng. Nhưng có hôm ế khách, chỉ mang về vài chục nghìn. 

cái nghề hát rong này chỉ có thu nhập tốt hơn vào mùa hè, từ cuối tháng 4 đến hết tháng 7. Những tháng còn lại, thời tiết lạnh, không có khách du lịch, cha con lại tìm đến các chợ trong thị trấn kiếm dăm chục mua rau cỏ. 

Khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020, không làm ăn được, cả gia đình sống vào bằng trợ cấp khuyết tật của ông Phúc và vài đồng bạc lẻ từ tiền rửa bát thuê của mẹ. 

Thu nhập bấp bênh khiến 20 năm qua gia đình ông Quốc không thể thoát khỏi diện hộ nghèo. Trong nhà chẳng có đồ đạc gì quý giá. Trước đay, khi nghe đài báo sắp mưa là mấy mẹ con phải gom hết xô chậu đặt vào các lỗ thủng để hứng nước mưa.

Khi mùa bão về, mọi cửa nẻo đều thít chặt bằng dây thừng để tránh gió chọc thẳng vào nhà gây tốc ngói. Căn già nhỏ xíu, chẳng có gì đáng giá ngoài tình yêu thương của các thành viên dành cho nhau.

Vào năm 2018, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền mà nhà cửa được sửa sang, chị em Nhớ không còn phải lên giường hứng nước mưa nữa. Song trận lụt năm 2020 quét qua miền Trung khiến nhà cửa lại bị hư hỏng, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. 

Nhà nghèo nhưng hát hay, học giỏi

Gánh nặng mưu sinh đe nặng khiến nhiều đêm vợ chồng ông Quốc thức trắng, thay nhau thở dài. Nhưng lại thấy hai con gái miệt mài học tập, họ như có thêm động lực, tặc lưỡi bảo nhau: "Dù thế nào cũng cố gắng cho bọn trẻ học đến nơi đến chốn".

Vì gia cảnh khó khăn, Nhớ không có tiền học thêm. Để có thể nâng cao kiến thức của mình, em thường xuyên mượn vở của bạn để tham khảo. Bốn năm cấp 2, năm nào em cũng được học sinh giỏi.

Chuyen-cua-co-be-hat-rong-dat-giai-quoc-gia
Một phần bài thi viết tiếp câu chuyện cổ tích Sơn Tinh - Thủy Tinh của Bùi Thị Thu Nhớ

Năm nay, Nhớ còn có tên trong danh sách đội tuyển thi học sinh giỏi văn của Trường, chuẩn bị thi cấp tỉnh. Thầy giáo Hoàng Nam Kỳ, giáo viên chủ nhiệm cho biết: "Ẩn sau thân hình bé nhỏ và khắc khổ, nghị lực của cô bé khiến ai cũng phải nể phục".

Trong những năm rong ruổi theo bố đi hát rong, những ca từ hát về quê hương đã ăn sâu vào máu thịt cô bé. Nhớ thích hát, giọng hát trong veo. Em có thể nhớ nhiều giai điệu các ca khúc nổi tiếng ba miền.

Trong bài hát "Niềm vui của em" được giải A tỉnh Quảng Trị năm 2021, ban giám khảo đánh giá về phần trình bày của Bùi Thị Thu Nhớ: "Cách tiếp cận âm nhạc sạch sẽ, văn minh, trẻ trung, hiện đại và sáng tạo".

Còn trong bài thi viết tiếp câu chuyện cổ tích Sơn Tinh- Thủy Tinh, bố chính là người truyền cảm hứng cho con gái nhỏ. Dù không biết đọc, biết viết, nhưng ông Quốc rất thích nghe đài, tivi rồi kể lại cho con. Những câu chuyện cổ tích như nàng tiên mang phép màu đến cho những em bé ngoan, người biết cố gắng nỗ lực cuối cùng sẽ hạnh phúc... luôn theo cô con gái nhỏ vào những giấc mơ đẹp.

"Em yêu chuyện cổ tích, mong một ngày sẽ có phép màu đến với bố và gia đình em", Nhớ nói.

(Theo Hải Hiền/VnExpress)

Xem thêm: Nhờ công mẹ đan chổi mưu sinh nhiều năm ròng rã, cậu học trò khiếm thị xuất sắc giành học bổng 2,2 tỷ đồng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khúc gỗ nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể khiến người mẹ tóc muối hoa tiêu bước đi loạng choạng. Nhìn hình ảnh đó ai cũng xót xa. Thế nhưng, đó là công việc mưu thường ngày...

Sức mạnh phi thường của người mẹ 'cõng gỗ' mưu sinh
0 Bình luận

Chúng ta từng chứng kiến những thủ khoa của các trường Đại học, Cao đẳng có bố mẹ là lao công, người bán hàng rong, người nhặt ve chai... Nhưng trong bài viết này, Sống Đẹp xin chia sẻ câu chuyện về 1 người cha đặc biệt hơn thế nữa.

Cha nghèo mưu sinh vỉa hè, ngủ ống cống nuôi 4 con ăn học, 1 người đỗ thủ khoa ĐH Y: Tình cha... vĩ đại thật!
0 Bình luận

Cô học trò Nguyễn Thị Thanh Loan (lớp 6 ở TP Bắc Ninh) chăm chỉ cùng mẹ đi quét rác thuê với mong ước sẽ có được thiết bị học online trước khi năm học mới bắt đầu. Nhưng điều đó quá xa vời vì thu nhập quét rác của hai mẹ con quá thấp....

Cô bé mồ côi cha cùng mẹ quét rác mưu sinh, ngày đêm mơ về chiếc máy tính để học online
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 1 phút trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

PC Right 1 GIF
Đề xuất