Sức mạnh phi thường của người mẹ "cõng gỗ" mưu sinh

Khúc gỗ nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể khiến người mẹ tóc muối hoa tiêu bước đi loạng choạng. Nhìn hình ảnh đó ai cũng xót xa. Thế nhưng, đó là công việc mưu thường ngày...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài 30 giây ghi cảnh một người phụ nữ trung tuổi "cõng gỗ". Sau 1 ngày được chia sẻ, đoạn clip ngắn đã thu về 5000 lượt thích, thả tim, buồn bã cùng rất nhiều bình luận. Có tài khoản xót xa viết: "Tiền công không đủ tiền chữa bệnh". Một số người cho rằng, đây là clip câu like. Vậy sự thật thế nào?

Theo báo Thanh Niên, chủ nhân đoạn clip trên là anh Phạm Văn Tuấn. Người đàn ông này khẳng định, đó là sự việc có thật, không phải chuyện dàn xếp câu view. 

"Nhân vật chính" trong clip là bà Lê Thị Bắc (52 tuổi). Người phụ nữ này gắn bó với việc "cõng gỗ" đã ngót nghét 20 năm. Trong đoạn clip được đăng lên mạng xã hội (MXH), bà Bắc đội nón lá, mặc áo sọc caro, đi dép tổ ong run rẩy cõng gỗ trên lưng từ xe tải xuống. Sau đó di chuyển khoảng 3 mét rồi xếp gỗ xuống sân. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-me-cong-go-muu-sinh-7
Bình luận của cơ dân mạng

Cũng theo anh Tuấn, đoạn clip đã được quay vài hôm trước trong lúc bà Bắc vác gỗ cho xưởng của gia đình anh tại thôn La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Mỗi khúc gỗ nặng từ 70 đến 90kg (tùy từng loại). Bà Bắc hay vác gỗ cho các xưởng trong làng nghề, công cán sẽ nhận theo từng khối gỗ.

"Tôi trả cô 150.000 đồng/mét khối gỗ, hôm tôi quay là cô vác 25 khúc gỗ như vậy với tiền công 200.000 đồng, cô làm trong khoảng nửa tiếng là xong. Đây là nghề cô làm kiếm tiền nên cứ khi nào có hàng về thì tôi gọi cô sang vì thương. Cả xóm giờ chỉ có cô và một người nữa là phụ nữ làm công việc nặng nhọc này. Thương các cô nhưng mà không gọi thì các cô không có thu nhập, cuộc sống cứ luẩn quẩn như vậy”, anh Tuấn chia sẻ.

Còn nhân vật chính trong câu chuyện này là bà Bắc thì chia sẻ: Bà bắt đầu công việc "cõng gỗ" vào năm 2021, đúng thời điểm mang thai người con út. 

Khi nhắc đến đoạn clip chia sẻ việc "cõng gỗ", bà Bắc chỉ cười xòa nói: "Đây là nghề bình thường thôi mà mấy cô chú cứ tung hô, tôi vác nhiều quen rồi, 70 hay 100 kg vẫn vác bình thường”.

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-me-cong-go-muu-sinh
Hình ảnh bà Bắc "cõng gỗ" mưu sinh

Được biết, bà Bắc lấy chồng rồi về sinh sống ở làng nghề gỗ La Xuyên. Nhà không có ruộng vườn, mọi thứ đều phải mua, cộng thêm áp lực nuôi 3 người con nên bà phải đi "cõng gỗ" để trang trải cuộc sống.  Hiện này 2 người con lớn đã lập gia đình, con út vẫn đang học đại học. Các con cũng khuyên bà nên nghỉ ngơi nhưng cứ hễ có người gọi đi "cõng gỗ" là bà lại nhanh chongs "lên đồ" để đi làm.

Theo bà Bắc, khiêng gỗ cũng phải có kỹ thuật, tùy từng khúc gỗ mà chọn cách khiêng, vác cho phù hợp và dễ dàng nhất. Chỉ khi biết cách khiêng thì mới có thể di chuyển dễ dàng và hạn chế rủi ro trong khi làm việc.

Ngồi nghỉ ngơi trước khi tiếp tục ca "cõng gỗ" tiếp theo, người mẹ trung tuổi tâm sự: "Tôi chỉ nghĩ đây là công việc để nuôi con nên ráng làm. Tôi nặng 49 kg, không biết đục đẽo nên làm khiêng vác. Gặp khúc gỗ nặng gấp đôi người mình, bước đi loạng choạng cũng là điều dễ hiểu. May mắn, nghề này có thể làm quanh năm, làm xong có tiền liền để nuôi con ăn học. Mỗi ngày tôi kiếm được chừng 200.000 - 300.000 đồng”.

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-me-cong-go-muu-sinh-0
Bà Bắc (phải) và một người phụ nữ hơn 60 tuổi là hai người phụ nữ ở xóm làm công việc nặng nhọc này

Theo lời bà Bắc, chồng bà làm công an viên của thôn, mỗi tháng thu nhập hơn triệu đồng, chẳng thấm vào đâu so với số tiền phải chi tiêu. Nhiều lần vác nặng, đau lưng chịu không thấu, bà đi khám thì phát hiện thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ. Bác sĩ đã cho thuốc uống, chỉ định tiêm và yêu cầu hạn chế là việc nặng. Nhưng xưởng nào gọi là bà lại nhanh chóng đi làm. Cũng vì hai chữ mưu sinh.

“Ở xã giờ có xe nâng gỗ, nhưng những đường nhỏ xe không vào được, cần đến sức người thì tôi mới có việc. Có khi nhận khúc gỗ 6 - 7 tạ đi chặng đường gần chục cây số thì tôi để lên xe cải tiến rồi kéo bộ. Làm nặng về đau nhức lắm, tôi cứ uống thuốc rồi hôm sau lại làm vì con, vì cuộc sống. Có khi vác nặng quá không kiểm soát được, khúc gỗ rớt đè lên tay, chân phải đi khâu, tôi cũng chả nhớ đã phải khâu bao nhiêu lần rồi”, bà Bắc chia sẻ.

Vừa nói dứt câu, bà Bắc lại vội vã đội nón lá lên, chạy đến bên xe tiếp tục nghiệp "cõng gỗ" và nói thêm rằng, phải tranh thủ làm bù những ngày dịch dã ít việc...

Cứ thế, người phụ nữ tóc đã điểm vài sợi bạc miệt mài "cõng gỗ" mưu sinh từ năm này sang năm khác mà chẳng màng đến sức khỏe. Với bà, còn làm được ngày nào sẽ cố làm hết "công suất" để gia đình, con cái đỡ vất vả...

Xem thêm: Nghị lực phi thường của chàng rapper liệt tứ chi, kiếm tiền từ 3 công việc chỉ bằng 1 ngón tay

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Robert Hoge sinh ra với "gương mặt của quỷ", người mẹ từng chỉ mong con chết đi. Nhưng ai ngờ được, cậu bé Robert Hoge năm nào đã trở thành một văn sĩ nổi tiếng khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Chuyện về nghị lực phi thường của chàng văn sĩ nổi tiếng mang'gương mặt quỷ'
0 Bình luận

Cuộc sống của Tiến Anh nằm gọi trong đôi chân gầy gò nhưng vô cùng linh hoạt. Tiến Anh còn sử dụng đôi chân của mình để vẽ ra những bức tranh đẹp, nuôi ước mơ trở thành họa sĩ để kiếm tiền chăm sóc mẹ.

Nghị lực phi thường của cậu bé 'chim cánh cụt' vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ
0 Bình luận

Khi chia sẻ câu chuyện và tình yêu và nghị lực vượt trở thành nghệ sĩ múa không chân, Jen Bricker muốn truyền cảm hứng sống mạnh mẽ cho những người cùng cảnh ngộ.

Thông điệp truyền cảm hứng từ câu chuyện tình yêu và nghị lực phi thường của nghệ sĩ múa không chân
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhận huân chương cao quý của Lào

Lễ trao tặng Huân chương Tự do (Huân chương Itxala) – phần thưởng cao quý của Nhà nước Lào – dành cho nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được tổ chức vào chiều nay tại Hà Nội.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 15/05
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

PC Right 1 GIF
Đề xuất