Cô bé mồ côi cha cùng mẹ quét rác mưu sinh, ngày đêm mơ về chiếc máy tính để học online

Cô học trò Nguyễn Thị Thanh Loan (lớp 6 ở TP Bắc Ninh) chăm chỉ cùng mẹ đi quét rác thuê với mong ước sẽ có được thiết bị học online trước khi năm học mới bắt đầu. Nhưng điều đó quá xa vời vì thu nhập quét rác của hai mẹ con quá thấp....

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngồi nhà của Nguyễn Thị Thanh Loan (lớp 6C trường THCS Hòa Long, TP Bắc Ninh) nằm lọt thỏm trong con ngõ ở làng quan họ cổ Kinh Bắc. Cô bé là học sinh hiếm hoi được "tựu trường". Vì nhà quá nghèo không có thiết bị học online nên Loan đành tới lớp, khi cô giáo giảng bài cho các bạn qua zoom thì Loan ngồi "học ké", nhìn các bạn qua thiết bị công nghệ. 

Theo VTC, mẹ của Loan là chị Nguyễn Thị Thanh Hợp (SN 1980, khu Viêm Xá, phường Hòa Lang, TP Bắc Ninh). Trước đây chị Hợp làm nghề phụ hồ nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát thì công việc bị ngưng trệ, dẫn đến nguồn thu nhập bị đứt.

co-be-mo-coi-cha-cung-me-quet-rac-muu-sinh-mo-ve-thiet-bi-hoc-online-0
Cô bé Loan khóc nức nở khi nhắc đến chuyện hai mẹ con đi quét rác kiếm tiềm

Để có tiền mua rau gạo sống qua ngày, cứ chiều muộn chị và con gái lại ra chợ, quét dọn thuê cho các tiểu thương. Mỗi sạp hàng sẽ trả cho hai mẹ con khoảng 30.000 đồng. Tính sơ sơ, cả tháng trời hai mẹ con quét rác mới kiếm được khoảng 250.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ mua rau chứ việc trang trải học phí là hoàn toàn không thể. Cuộc sống khó khăn đến vậy thì lấy đâu ra tiền để mua điện thoại, máy tính cho con học trực tuyến. 

Mẹ đi quét rác ngoài chợ, Loan cũng đi theo để phụ. Khi được hỏi, đi quét rác như vậy có sợ bạn bè trêu không thì cô bé nức nở nói trong nghẹn ngào: "Nhưng mà có tiền".

Thấy các bạn có cha mẹ quan tâm, có thiết bị công nghệ để học trực tuyến, Loan cũng tủi thân lắm. Nhưng cô bé vốn là đứa trẻ hiểu chuyện nên không bao giờ có suy nghĩ xin tiền mẹ để mua thiết bị công nghệ phục vụ học tập.

Cách nhà cô bé Nguyễn Thị Thanh Loan không xa là nhà của Nguyễn Tuấn Anh (lớp 3A2, trường Tiểu học Hòa Long).  Tuấn Anh sinh ra thiệt thòi hơn các bạn vì không có bố, mẹ cũng không được minh mẫn, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Điều đó khiến cậu bé trở nên rụt rè, ngại giao tiếp với mọi người.

co-be-mo-coi-cha-cung-me-quet-rac-muu-sinh-mo-ve-thiet-bi-hoc-online-9
Nguyễn Tuấn Anh phải đến nhà bác học nhờ vì không có thiết bị học trực tuyến

Vào một ngày chủ nhật, chị Hiền (mẹ Tuấn Anh) đưa con đi chơi nhưng bị lạc đường. Không may chị lái xe vào tảng đá, đâm xuống ruộng. Có lẽ cái nghèo đeo đẳng nên dù bị thương khắp người chị vẫn cố gắng ngồi dậy trông tài sản là chiếc xe suốt đêm. Khi mẹ con chị Hiền được tìm thấy, cơ thể Tuấn Anh chằng chịt vết muỗi đốt.

"Đó là đoạn đường vắng, ít người qua lại. Đáng lẽ nên tìm người cầu cứu nhưng em tôi cứ ôm con ngồi đó đến tận chiều hôm sau cho đến khi một người phát hiện, đưa về nhà", anh Nguyễn Văn Thái - anh rể chị Hiền kể lại.

Khi năm học mới bắt đầu, các bạn được cha mẹ mua sách vở, sắm điện thoại để học trực tuyến, còn Tuấn Anh thì chỉ có duy nhất chiếc điện thoại đen trắng của mẹ nhưng đã bị hỏng từ hôm tai nạn. Mẹ Tuấn Anh vừa mới mổ, vẫn đang phải điều trị ở bệnh viện nên để có được chiếc điện thoại thông minh hay máy tính phục vụ việc học tập là không thể.

Thương cháu côi cút, hàng ngày anh Thái lại đến đưa Tuấn Anh về cách đó 4 cây số để học nhờ máy tính của anh, chị em họ. Hết giờ học lại đưa cháu về nhà. Dù nắng hay mưa anh Thái đều cố gắng đưa đón cháu vì không nỡ để cháu nghỉ buổi học nào. 

Cô giáo Phùng Thị Hương (trường Tiểu học Hòa Long) cho biết, hoàn cảnh của Tuấn Anh đặc biệt khó khăn. Trong năm học trước, tỉnh Bắc Ninh cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có thời điểm phải học trực tuyến nhưng riêng Tuấn Anh không thể theo học qua zoom.

"Năm lớp 2, tôi chỉ gửi bài tập để Tuấn Anh làm vì em ấy không có thiết bị học online. Tôi trao đổi với mẹ em Tuấn Anh nhưng phụ huynh nói điều kiện gia đình không thể mua", chị Hương cho biết.

co-be-mo-coi-cha-cung-me-quet-rac-muu-sinh-mo-ve-thiet-bi-hoc-online-8
Góc học tập chật chội, cũ kỹ của 3 chị em Nguyễn Thị Kim Dược

Tại phường Hòa Long, ba chị em Nguyễn Thị Kim Dược (lớp 9C trường THCS Hòa Long) cũng có hoàn cảnh tương tự. Bố Dược mắc bệnh tâm thần, thi thoảng lại đánh đuổi chị em Dược, thậm chí vào tận trường để đánh các con.

Góc học tập của ba chị em là chiếc bàn gỗ cũ kỹ, dài gần bằng sải tay, cả 3 phải ngồi chen chúc. Khi được hỏi "các con có điện thoại để học trực tuyến chưa?", bố Dược nói: "Có rồi, tôi mới nhặt được ngoài đường" rồi ngồi cười lớn một mình.

Trong căn nhà lụp xụp, ba chị em sống trong tình cảnh bữa đói nhiều hơn nữa no nhưng mấy chị em luôn động viên nhau cố gắng học tập.

Biết được hoàn cảnh khó khăn của các em, nhà trường cùng các nhà hảo tâm ở địa phương tặng xe đạp, sách vở để các em tới trường.Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát các em gặp khó khăn hơn vì không có thiết bị công nghệ.

Xem thêm: Thương người cha sống cảnh mù lòa vẫn phải chăm sóc con gái "dở dại, dở điên"

Đọc thêm

Thai phụ Dương Hồng minh bị nước cuốn trôi để lại 2 đứa con thơ ngơ ngác chưa hiểu về nỗi đau mất mẹ. Lúc nhớ mẹ chỉ biết khóc rồi gục vào lòng bà.

Tương lai của 2 đứa trẻ bỗng trở nên mờ mịt khi mẹ mất, bố không kiếm ra tiền, 2 bên nội ngoại đều nghèo
0 Bình luận

Tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng để lại chị Nguyễn Thị Hà gánh nặng nợ nần và 4 đứa con thơ. Bọn bọn trẻ có đứa gọi tên cha chưa tròn vành, đầu chít khăn tang, vẻ mặt ngơ ngác khiến ai cũng xót lòng.

Nhói lòng cảnh 4 đứa trẻ thơ đầu chít khăn tang, gương mặt ngơ ngác gọi cha trong vô vọng
0 Bình luận

Ba tháng nay, Minh Anh theo bố lên bệnh viện nên chuyện học hành bị bỏ giở. Lúc này, em sợ nhất là bố cũng theo mẹ đi mãi mãi bỏ lại một mình em bơ vơ trong cuộc đời này.

Nỗi sợ hãi của cô học trò nghèo mồ côi mẹ, nay bố cũng nguy kịch
0 Bình luận


Bài mới

Thương em: 14 tuổi oằn lưng gồng gánh bố khuyết tật, tương lai mịt mù

Mẹ bỏ đi khi Lâm vừa tròn 3 tháng tuổi, em sống với ông bà nội già yếu và người bố khuyết tật. Nay ông bà cũng lần lượt qua đời, một mình em gồng gánh bố và đối diện với tương lai mịt mù.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không kiếm đâu ra tiền tỷ ghép tủy cho con gái

Chị Tuyên khóc nghẹn khi không biết kiếm đâu ra tiền cho con gái ghép tủy để tiếp tục ước mơ giảng đường đại học...

Giới thiệu cuốn sách Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh

Trong dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử Việt Nam, hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Khái niệm hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là sự hiện diện của độc lập và tự do.

Bố ung thư lo lắng cho con gái 8 tuổi mắc chứng thận hư

Trong lúc lo lắng chạy chữa chứng bệnh thận hư cho con gái, kinh tế kiệt quệ vì đàn bò bị dịch phải tiêu hủy hết thì người bố lại phát hiện mình mắc bệnh ung thư.

Cha nghèo toàn thân bong tróc đến chảy máu, đau đớn, bất lực nhìn đàn con thơ

Hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật giày vò, đau đớn bất lực là vậy, nhưng người cha nghèo ấy không nghĩ mình sẽ chữa được bệnh, chỉ mong cho các con có bữa cơm no.

Cha mẹ nghèo bất lực nhìn con gái 3 tuổi quằn quại vì căn bệnh xơ gan

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng của bé gái 3 tuổi – Trần Lê Bảo Uyên ngày một mong manh, cha mẹ nghèo hết tiền chạy chữa chỉ biết bất lực cầu cứu.

Góa phụ ung thư khóc ròng khi nghĩ đến người con trai tàn tật

Trong căn trọ xập xệ, bà Bích cố nén cơn đau vì bệnh ung thư. Ở tuổi 58 bà không sợ chết, lòng chỉ lo nghĩ, thương xót cho các con, người thì góa chồng nuôi con thơ, người bị tật nguyền.

Cậu bé 7 tuổi rưng rưng nước mắt xin được ký tên cho chị làm phẫu thuật: Chị em cháu không có bố mẹ, ông bà cũng mất rồi

Câu chuyện nhân văn về hai chị em Triệu Văn Huệ và Triệu Văn An khiến nhiều người không khỏi xót xa xúc động, lớn lên trong nghịch cảnh, thiếu thốn tình yêu thương nhưng hai em vẫn không ngừng nỗ lực, tiến về phía trước.

Mẹ già 80 bất lực nhìn con trai suy thận và con gái bị ung thư

Ở tuổi 80, tóc bạc trắng nhưng bà Mai Thị Sáng vẫn ngày đêm cặm cụi chăm sóc hai người con mắc bệnh nan y, vừa lo chạy vạy tiền bạc cho con chữa bệnh.

Mẹ nghèo kêu cứu vì cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con

Gần một năm rưỡi kể từ khi con trai phát bệnh ung thư, vợ chồng chị Vân đã hoàn toàn kiệt quệ tài chính, cả gia đình chỉ còn lại mỗi căn nhà lá đã mục nát.

Bố đơn thân tàn tật nuôi con thơ trong cảnh khốn cùng

Vợ mất vì bệnh tim để lại đứa con thơ cho người chồng câm điếc, khờ khạo, không có khả năng lao động. Tương lai đứa trẻ ngày một mịt mù.

Chàng trai không gia đình nỗ lực chạm tới giấc mơ đại học

Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận

Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não

Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.

Phan Lê Kim Ngọc - Người đẹp Tây Đô giàu lòng nhân ái

Hoa khôi Phan Lê Kim Ngọc là Đại sứ Dự án "Em nuôi của Đoàn" - hoạt động chăm lo cho các em thiếu nhi trên địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Gia đình 3 thế hệ bất cựu cầu cứu vì bị vây hãm trong bệnh tật

Một gia đình ở Nghệ An bị bệnh tật bủa bây, chìm trong bế tắc khi vợ bị teo não, chồng mắc ung thư vòng họng, con trai cùng hai cháu nhỏ đều bị thiểu năng trí tuệ.

Đề xuất