Chấp niệm quá mức là ám ảnh, và ám ảnh là liều thuốc độc: Sống ở đời, kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt
Người xưa dạy "chọn phương hướng là chọn vận mệnh, chọn con đường chính là chọn tương lai". Trên đường đời, đừng cố chấp đi sai hướng rồi tự đẩy mình vào ngõ cụt.

Ở dưới lòng biển sâu có một loài cá tên là Mã Gia. Để bắt được chúng, ngư dân chỉ cần một tấm lưới chắc chắn có gắn các khối sắt, kéo bằng chiếc thuyền nhỏ rồi thả xuống nước.
Mặc dù thực tế là lưới mở ở ba phía, nhưng cá Mã Gia vẫn bị lọt lưới. Thì ra, loài cá này có một đặc điểm, đó là một khi xác định phương hướng nào đó, chúng sẽ chỉ lao về phía đó. Càng gặp vật cản, chúng càng lao về phía trước, cuối cùng bị tấm lưới của ngư dân tóm gọn.
Trong cuộc sống này, có rất nhiều người giống loài cá Mã Gia. Những khó khăn mà họ gặp phải có thể là do sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của chính họ mà ra. Như nhà văn Zweig đã nói trong "The World Minute of Waterloo": "Kiên trì vừa phải là hành động, và hành động là liều thuốc tốt; chấp niệm quá mức là ám ảnh, và ám ảnh là liều thuốc độc".
Sống ở đời, chẳng ai luôn thuận buồm xuôi gió, cuộc đời có muôn vàn khúc quanh, thay vì cố chấp va vào bức tường phía trước và bị cộc đầu, tốt hơn hết là nhanh chóng thay đổi con đường, thử một cuộc sống mới, cho bản thân một cơ hội mới.

Khi còn là học sinh trung học, nhà hóa học người Đức - Otto Wallach mong muốn trở thành một họa sĩ. Ông đã theo giáo viên mỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi, ông đều xuất hiện trong phòng vẽ và âm thầm luyện tập.
Vốn nghĩ sự chăm chỉ này sẽ giúp ông đạt được thành tựu, tạo ra một tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng sau một kỳ học, thành tích của ông xếp cuối lớp. Giáo viên nhận xét: "Với tố chất mà em đã thể hiện trong bức tranh, tôi sợ rằng khó mà tới được trình độ cao trong tương lai".
Vào thời điểm ông hụt hẫng, buồn phiền nhất, giáo viên dạy hóa đã đến nói với ông: "Thái độ nghiêm túc và chăm chỉ của em chính xác là những gì môn hóa học cần. Em có thể thử dành nhiều thời gian hơn cho hóa học".
Sau khi nghe được điều này, Wallach đã từ bỏ việc vẽ tranh sơn dầu. Ông bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu hóa học bằng cả trái tim của mình. Đến năm 1910, ông được trao giải Nobel Hóa học vì những đóng góp to lớn trong lĩnh vực này.
Khi không thể thấy hi vọng trên con đường, bạn có thể thử thay đổi suy nghĩ của mình, tìm kiếm những bước đột phá khác. Khi gặp những chướng ngại khó khăn, đừng vội vượt qua chúng với cái đầu cố chấp, hãy học cách điều chỉnh hướng đi của mình.
Chỉ khi bạn biết quay đầu, chúng ta mới có thể vượt qua trở ngại, mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc đời.
Đọc thêm
Sống ở đời, đừng bao giờ tự đẩy mình vào ngõ cụt, đừng tự làm khó cuộc đời mình. Chuyện không thông, buông bỏ mới là thức thời.
Từng gặp khó trong nuôi dạy con cái, nhưng chỉ với 1 từ này, người cha đã làm thức tỉnh 4 đứa con ngỗ ngược, giúp chúng thành tài.
Nếu nhìn thấy hình ảnh dưới đây, xin hãy dừng lại 1 phút để cảm ơn những người này, bởi nhờ họ mà chúng ta biết rằng mình may mắn đến nhường nào khi có 1 cơ thể lành lặn.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.