6 quan điểm nuôi dạy con kinh điển có thể giúp thay đổi cuộc đời một đứa trẻ

6 quan điểm giáo dục này từng được bà Lý Mai Cẩn chia sẻ. Và các chuyên gia cho rằng, nó có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ. Cha mẹ nên biết sớm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong suốt nhiều năm nghiên cứu, giáo sư Lý Mai Cẩn là một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Nuôi dạy con cái và Tâm lý học tội phạm Lý đã đưa ra không ít quan điểm về vấn đề giáo dục con cái, nhận được nhiều sự đồng tình, đánh giá cao của dư luận. Theo đó, có 6 quan điểm giáo dục từng được bà Lý Mai Cẩn chia sẻ mà các chuyên gia cho rằng có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ. Cha mẹ biết càng sớm càng tốt.

Hiện tại bà đang công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc, đồng thời đảm đương một số vị trí công việc khác thuộc mảng tâm lý học.

1. Trẻ em phải được kỷ luật tốt trước 6 tuổi

Trước khi trẻ 6 tuổi, cha mẹ nhất định không được "nghe lời", phục vụ mọi nhu cầu của trẻ. Nếu lúc này cha mẹ nói "không", cùng lắm trẻ sẽ chỉ khóc lóc, ăn vạ trong phút chốc rồi sẽ ổn. Sau mỗi lần cha mẹ từ chối, trẻ sẽ nhận ra có những việc mình không được phép làm. Một thời gian sau, trẻ sẽ tự biết kiềm chế.

Nếu cha mẹ cứ lần lữa, đợi đến khi trẻ 12, 13 tuổi mới "thiết quân luật" thì sẽ quá muộn. Bởi vì trẻ em ở độ tuổi này dễ tức giận với cha mẹ và có một số hành động cực đoan như bỏ nhà đi, dọa tự tử,...

6-quan-diem-kinh-dien-co-the-giup-thay-doi-cuoc-doi-1-dua-tre
Giáo sư Lý Mai Cẩm

Trước 6 tuổi thì dễ xoay xở, sau 6 tuổi thì không. Hơn nữa, một người càng phải chịu nhiều gian khổ trong những năm đầu đời thì khả năng chịu đựng của họ càng tốt.

2. Trước 2 - 3 tuổi, con phải do mẹ tự nuôi

Trước 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ thiết lập các kết nối tình cảm. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi có mẹ bên cạnh nuôi dạy. Nếu trong giai đoạn này trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ thì rất dễ nảy sinh các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như tự ti.

Một số người nóng nảy và dễ bị kích động, trong khi những người khác lại ôn hòa và ổn định về mặt cảm xúc. Đây chính là kết quả của việc giáo dục sớm. Nếu trước năm 3 tuổi, đứa trẻ có sự đồng hành của mẹ thì tâm trạng và tính cách sẽ tương đối ôn hòa và ổn định.

3. "Cằn nhằn" con làm những việc đúng

Ngay từ khi trẻ có lý trí, cha mẹ phải học cách "cằn nhằn", tức là thường xuyên nói cho trẻ biết việc gì được làm, việc gì không được. Trẻ nghe nhiều sẽ dần dần hình thành tam quan đúng đắn.

Chẳng hạn, cha mẹ thường "cằn nhằn" con "không được nói to nơi đông người", "không được bắt nạt các bạn khác", "tôn trọng thầy cô ở trường"... Những lời này nếu được nói nhiều sẽ khiến trẻ sẽ hình thành trí nhớ sâu sắc, khi muốn làm việc gì sẽ có phán đoán rõ ràng. Nếu cha mẹ không nói với con bất cứ điều gì, con sẽ không thể phân biệt đúng sai và rất dễ lạc lối.

4. Khi trẻ sai, đừng xông vào "tổng tấn công" trẻ

Nếu con đang mất bình tĩnh mà hết cha rồi đến mẹ xông vào mắng mỏ, bắt con phải làm này làm kia thì con sẽ dễ sa sút tinh thần. Cách giáo dục này cũng chẳng đem lại hiệu quả.

6-quan-diem-kinh-dien-co-the-giup-thay-doi-cuoc-doi-1-dua-tre-8

Chỉ có một cách để kiểm soát đứa trẻ, đó là cha/mẹ dạy con và người khác không nên nói xen vào. Cha/mẹ có thể kéo con vào phòng, đóng cửa lại, để con trút bầu tâm sự. Lúc này cha/mẹ có thể an ủi con bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết chỉ ra con đã sai ở đâu.

5. Sức khỏe tinh thần của trẻ quan trọng hơn nhiều so với việc học các trường danh tiếng

Giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng trong quá trình trưởng thành của trẻ, sức khỏe tinh thần quan trọng hơn trí thông minh. Thà con không vào được trường đại học danh tiếng, nhưng nhất định phải để con được hạnh phúc.

Ngày nay, nhiều gia đình thậm chí bán nhà cửa, xe cộ để chuyển nhà về gần các trường top cho con theo học, rồi đăng ký thêm loạt lò ôn thi. Cha mẹ nghĩ như thế là tốt cho con nhưng thực chất chỉ khiến con thấy mệt mỏi, áp lực, gặp phải các vấn đề tâm lý.

6. Đừng thiên vị con út, bỏ bê con cả

Trong một gia đình có hai con, nguyên nhân khiến anh chị em mâu thuẫn hầu hết là do cha mẹ. Nhiều người thiên vị con út, cho rằng con út còn nhỏ và bắt con lớn phải nhường mọi thứ. Kết quả là con thứ ấm ức, bắt nạt em mình để hả giận và cũng nhằm chống đối cha mẹ.

Vì vậy, trong gia đình có hai con, cha mẹ nên quan tâm đến con cả nhiều hơn, mua sắm gì cũng phải giao cho con cả. Mục đích là trao quyền cho con, để con cảm thấy mình được coi trọng và chủ động hơn trong việc chăm sóc em.

Chỉ cần con cả được giáo dục tốt, con thứ hai căn bản không cần giáo dục vì những đứa em sẽ lấy anh chị làm tấm gương.

Xem thêm: Xúc động chuyện bà lão 80 tuổi hơn 13 năm nuôi con người dưng ở Sài Gòn

Đọc thêm

Vượt qua nghịch cảnh, người cha này quyết tâm nuôi hai con khôn lớn, giờ đây lại quyết tâm cống hiến cho việc thiện nguyện.

Chuyện người cha khuyết tật vượt lên nghịch cảnh nuôi con khôn lớn, hăng say thiện nguyện
0 Bình luận

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Vậy nên, nuôi con mà không dạy đó chính là lỗi của cha mẹ. 

Cổ nhân dạy: Nuôi con mà không dạy là lỗi của cha mẹ
0 Bình luận


Bài mới

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đề xuất