Xúc động chuyện bà lão 80 tuổi hơn 13 năm nuôi con người dưng ở Sài Gòn
Cách đây 13 năm, vợ chồng hàng xóm đứa con mới sinh sang gửi nhờ bà lão Nguyễn Thị Lang (TP.HCM), rồi sau đó bỏ đi biệt tích.

Bà Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Lang (TP.HCM), hơn 10 năm qua một tay chăm sóc con của người dưng. Đến nay, bà đã 80 tuổi, đứa trẻ bị bỏ rơi ngày nào cũng đã 13 tuổi, gọi là Tí Nị.
Bà Sáu kể, cơ duyên của hai bà cháu bắt đầu từ hồi cuối năm 2009. Lúc đó, có một cặp vợ chồng thuê trọ gần nhà bà, vì bận bịu không có thời gian chăm con nên đã thuê bà. Lúc đó, bà Sáu nghĩ rằng sẽ thoát cảnh lội sông mò cua bắt cá, nhận mức phí trông trẻ 50.000 đồng/ngày. Hôm đầu tiên đón con bé mới sinh, bà cưng nhất làn da trắng và nụ cười dễ thương, sau đó quen gọi bé là Tí Nị.

Được hơn 1 tháng, thấy bà quý con bé, cặp vợ chồng nọ nói bà đưa họ 10 triệu rồi "giữ lại Tí Nị mà nuôi". Lúc ấy, bà Sáu hoảng hồn vì tiền ăn còn không có, lấy đâu ra 10 triệu? Nào ngờ, ngay ngày hôm sau, cặp vợ chồng bỏ đi biệt tăm, để lại đứa con mới hơn tháng tuổi. Bà trông Tí Nị mỗi ngày, chờ họ về đón con, nào ngờ, đến giờ đã 13 năm trôi qua.
Chồng mất sớm, bà Sáu một thân một mình nuôi 5 đứa con khôn lớn. Bà lão 80 tuổi tâm sự: "Gặp con bé, lúc tui gần 70, lo nuôi thân già này chưa xong nào nghĩ tới chuyện cưu mang thêm ai. Nhưng giờ ba mẹ nó đã bỏ rơi, tui nào đành lòng bỏ nó".
Để có tiền chăm cháu, bà quay lại với nghề mò cua bắt ốc kiếm tiền. Có ngày không bắt được gì, bà đành nấu cơm rồi chắt nước cho Tí Nị uống thay sữa. May mắn con bé cũng dễ nuôi, không ốm vặt, bữa có bữa không nhưng vẫn lớn.
Bà Sáu kể, khi Tí Nị được 5 tuổi, có người tìm đến hỏi mua cháu bé với giá 30 triệu. Thấy bà đã già cả, không lo được cho mình còn phải nuôi thêm đứa nhỏ, các con bà xúi bà nghe theo. Nhưng bà lão không chịu, bộc bạch: "Nuôi nó từ hồi mới đẻ, tui nỡ lòng nào mà bỏ con bé. Người ta có trả bao nhiêu tui cũng không bán".
Năm 2016, Tí Nị được 7 tuổi, bà Sáu lên phường làm giấy khai sinh cho con nhỏ đi học, tiện hỏi thăm tin tức về ba mẹ con bé. Chẳng ai biết tin gì về họ, bà nghe phong thanh ai đó nói người cha đi tù vì buôn bán ma túy. Mẹ mất hay còn cũng không biết.
Do không có người giám hộ hợp pháp, việc làm giấy khai sinh cho đứa nhỏ gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, hàng xóm là chị Phạm Thị Minh Thu cùng cô Ngô Thị Rượi, Chi hội phó Phụ nữ khu phố, tới lui ở phường nhiều lần nhờ hỗ trợ. Rất may, sau 6 tháng vất vả, phường cũng cấp giấy khai sinh chấp nhận người giám hộ hợp pháp là bà Sáu. Tí Nị giờ được gọi là Nguyễn Ngọc My, có thể được đến trường đi học như bao bạn khác.

Ông Phạm Văn Hải, tổ trưởng tổ dân phố 19, khu phố 2, phường Phú Mỹ (quận 7) cho biết: "Con bé ngoan lắm, 4 năm liền đều học sinh giỏi. Trong mấy năm qua, tổ dân phố cũng hỗ trợ gạo, thực phẩm để chia sẻ phần nào khó khăn của bà Sáu. Nhưng tương lai của bé còn dài, tôi chỉ mong có nhà hảo tâm nào tốt bụng có thể nhận nuôi cháu nếu mai này bà Sáu không còn".
Mọi năm qua, bé My có thể đến trường là nhờ công của chị Minh Thu. Chị kêu gọi bạn bè đóng góp để hỗ trợ bé học tập, tuy sau 1 năm thì chỉ còn mỗi mình chị, nhưng bé vẫn có 2 triệu/tháng. Hiện tại, dù không còn là hàng xóm, chị Thu vẫn gọi về 2-3 lần hỏi thăm con và bà Sáu, thiếu thứ gì thì chị hỗ trợ.
Chị tâm sự: "Tui cũng là mẹ của hai đứa con, nên nhìn thấy Tí Nị không cha mẹ từ nhỏ tui thương lắm. Nói lo như con ruột thì hơi quá nhưng cứ con cần gì, thiếu gì là tui ráng lo, được phần nào hay phần đó. May mắn là con bé nó ngoan, học giỏi nên ai cũng thương".

Giờ Tí Nị đã 13 tuổi, hiểu chuyện hơn và ngày càng yêu thương bà. Em kể vì ba mẹ bỏ đi từ nhỏ nên trong ký ức không nhớ gì về họ và cũng không có suy nghĩ sẽ tìm lại. Năm ngoái, bà Sáu không may bị nhiễm COVID-19, may khỏi bệnh. Được cái, Tí Nị nay đã lớn khôn, tự mình lo liệu việc nhà, đi chợ, nấu nướng, giặt quần áo.
Cô bé tâm sự, 13 năm nay chưa lần nào biết tổ chức sinh nhật ra sao, cũng muốn thổi nến, ăn bánh kem như các bạn nhưng không có tiền. Bé nói: "Con có nhiều ước mơ lắm, nhưng thích nhất là làm bác sĩ thú ý. Mà con không biết có tiền để học nổi tới đó hay không".
Mấy tháng nay bệnh tai biến tái phát, bà Sáu không biết mình còn sống được bao lâu. Tối đến, bà nằm trằn trọc lo mai mốt mình mất, ai sẽ lo cho Tí Nị. "Nghĩ tới lại ứa nước mắt", bà nói.
Theo Minh Tâm/VnExpress
Xem thêm: Nguyễn Văn Thanh: Anh Grab hỗ trợ CSGT điều tiết giao thông, hiến máu hơn 100 lần
Đọc thêm
Dù đã đến độ tuổi U70, "đại gia chân đất" Đỗ Thị Vừng vẫn đang chăm chỉ lao động, rảnh tay là đi làm từ thiện giúp người, giúp đời.
Không chỉ mang tri thức đến trẻ em nghèo, lớp học tình thương tại Phật đường Pháp Tuyền (Đồng Nai) còn trang bị kỹ năng sống cho các em.
Thương học trò không còn được hỗ trợ gạo, thầy giáo Phạm Quốc Bảo (Lai Châu) đã viết tâm thư gửi đi khắp nơi xin gạo nuôi các em.
Tin liên quan
Kiệt sức là một trong những vấn đề lớn nhất mà người lao động đang phải vật lộn trong suốt hai năm qua. Tin tốt là vẫn có cách để bạn giúp ngăn những người xung quanh tại nơi làm việc gặp phải nó.
Hy vọng bài học từ 5 sai lầm này sẽ giúp bạn ý thức được những cái bẫy cuộc sống, giúp bạn bước ra khỏi cái bóng của nợ nần, thất nghiệp, bắt đầu lại từ đầu.
Những điều kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới sau đây là vô cùng quan trọng giúp bạn giữ được hôn nhân yên ấm, hạnh phúc, tránh được những rủi ro không đáng có.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.