Xúc động với tấm lòng của thầy giáo Lai Châu viết tâm thư khắp nơi xin gạo cho học sinh: "Xin cho trò nghèo thì sao phải ngại"

Thương học trò không còn được hỗ trợ gạo, thầy giáo Phạm Quốc Bảo (Lai Châu) đã viết tâm thư gửi đi khắp nơi xin gạo nuôi các em.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 17/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thầy Phạm Quốc Bảo (SN 1980) hiện đang là Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu. Thầy tâm sự, từ khi còn nhỏ, thầy đã sớm thấy hiểu cái khó khăn, thiếu thốn nơi vùng cao.

Thầy nói: "Bố mẹ tôi quê ở Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Ông bà là thanh niên xung phong, lên xây dựng Điện Biên từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bố tôi là công chức, còn mẹ làm nghề buôn bán nhỏ. Cuộc sống không mấy khấm khá nên ngay từ nhỏ, tôi đã quen với nhịp sống vùng cao, gắn bó với đồng bào trên này".

tam-long-vang-cua-thay-giao-lai-chau-viet-tam-thu-xin-gao-nuoi-tro
Thầy Bảo trong một lần lên bản đón học sinh đến trường. Ảnh: GDTĐ

Khi thầy đang học lớp 5, cả nhà chuyển tới xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên sinh sống. Cuộc sống của cậu bé 10 tuổi khi đó đã thay đổi, sáng đi lấy bon cho lợn ăn, chiều đi chăn trâu, cắt cỏ. Nhớ lại, anh nói: "Lúc đó, mình bỏ học một năm để vào sống cùng bố mẹ. Ở đó toàn bà con người dân tộc thiểu số. Hàng ngày vẫn lên rừng, lội suối cùng bố để kiếm măng, bắt cá. Năm sau, mình được các chú bộ đội biên phòng vào động viên mới tiếp tục đi học trở lại".

Đi học lại, anh ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo. Năm 1999, Phạm Quốc Bảo thi đỗ Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, vào học lớp Trung cấp Sư phạm 12+2. Sau khi ra trường, thầy lên dạy hợp đồng ở huyện núi Tủa Chùa, nơi đất đai cằn cỗi xen lẫn đá vỉa non. 

Cuộc sống của đồng bào người Mông nơi đây vô cùng khó khăn, khiến thầy không khỏi xót xa. Thầy giáo 8x tâm sự: "Năm đó, toàn tỉnh không tuyển dụng biên chế, chỉ có hợp đồng. Nên tôi đã xin lên dạy tại Trường Tiểu học Trung Thu, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa. Khi ấy, tuổi còn trẻ, mình chỉ khao khát được cống hiến, khó đến mấy cũng mong muốn vượt qua".

tam-long-vang-cua-thay-giao-lai-chau-viet-tam-thu-xin-gao-nuoi-tro
Thầy Bảo vui mừng nhận gạo và nhu yếu phẩm do nhà hảo tâm gửi tặng. Ảnh:GDTĐ

Đến tháng 8/2002, thầy Bảo được Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu tuyển dụng và phân công về Trường Tiểu học Nậm Ban, huyện Sìn Hồ công tác. Lúc ấy, Nậm Ban còn khốn khó, đường sá nhỏ hẹp, muốn đến trường chỉ có đi bộ mới được. Mua sắm gì cũng rất khó, giáo viên phải đi bộ 35km đến chợ Pa Tần mới có hàng. Đó là chưa kể, họ còn bị ruồi vàng quấy nhiễu, bị đốt hay nổi cục, ngứa ran.

Thầy Bảo nhớ lại: "Nhiều thầy cô khi đó rất sợ ruồi vàng. Phải đến hè năm 2006, ruồi vàng mới bớt. Khi đó, Nậm Ban trải qua nhiều trận mưa lũ, tôi nghĩ chắc do nhiều khu vực sinh sống của ruồi vàng bị cuốn trôi. Những năm gần đây, hầu như không còn ruồi vàng ở đó".

Và rồi, sau nhiều năm nỗ lực, thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Ban. Thầy tâm sự: "Từ một giáo viên cắm bản, không có kinh nghiệm quản lý, tôi được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng. Song, bản thân luôn nỗ lực vươn lên, đồng thời tích cực học hỏi đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau 3 năm, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tôi, nhà trường không còn tình trạng không biết đọc, viết, tính toán. Học sinh cơ bản đạt chuẩn kiến thức".

tam-long-vang-cua-thay-giao-lai-chau-viet-tam-thu-xin-gao-nuoi-tro
Các nhà hảo tâm ủng hộ gạo cho trường sau khi tâm thư của thầy giáo được lan tỏa. Ảnh: GDTĐ

Năm 2014, sau khi huyện Nậm Nhùn được thành lập, thầy Bảo lại nhận nhiệm vụ làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Nậm Manh. Khi ấy, trường còn thiếu thốn đủ thứ, từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đến sân chơi. Tỷ lệ chuyên cần rất thấp, chỉ khoảng 80%. Học sinh thường bỏ học về nhà từ thứ 4 và phải vận động mãi mới đến trường. Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con. Uy tín của nhà trường, giáo viên với phụ huynh, học sinh chưa cao.

Khó càng thêm khó, năm 2017, xã Nậm Mạnh lại ra khỏi xã khu vực 3, khiến đời sống bà con bị ảnh hưởng. Đặc biệt, hơn 200 em học sinh bị mất chế độ chu cấp gạo và tiền ăn hàng tháng từ nguồn ngân sách, việc vận động các em đến trường càng khó.

Chính vì thế, thầy Hiệu trưởng đã nảy ra ý định cùng các giáo viên chia sẻ hoàn cảnh của học sinh lên mạng xã hội, kêu gọi ủng hộ. Ngay trong năm học đó, nhà trường huy động được gần 600 triệu đồng từ "Quỹ trò nghèo vùng cao" để mua thức ăn cho học sinh.

Đến tháng 1/2019, học sinh bán trú trong trường lại mất đi khoản hỗ trợ gạo, chỉ còn tiền ăn. Không thể ép phụ huynh đóng góp thêm, thầy Bảo quyết định viết tâm thư xin gạo, gửi đi khắp nơi để giúp đỡ học trò. Trong thư, thầy viết rằng: "Học kỳ I, học sinh đã có đủ gạo để ăn. Nhưng trong 4 tháng của học kỳ II, nhà trường cần 9.774 kg gạo để nuôi các em. Ngoài nhu cầu về gạo, nhà trường cũng cần xây thêm một bếp ăn bán trú (65m2)...

Nhà trường kính mong các cơ quan, đơn vị, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hết sức giúp đỡ".

tam-long-vang-cua-thay-giao-lai-chau-viet-tam-thu-xin-gao-nuoi-tro
Thầy Bảo hỗ trợ gạo và thực phẩm cho hộ nghèo trong xã. Ảnh: GDTĐ

Từ bức thư ngỏ của thầy, cũng như sự chia sẻ mạnh mẽ của giáo viên trong trường, các nhà hảo tâm đã mạnh tay ủng hộ. Họ gửi hàng chục tấn gạo tới trường, giúp cho các em học sinh có thêm bữa cơm no. Trải lòng về chuyện này, thầy Phạm Quốc Bảo khẳng định:"Chúng tôi xác định xin cho trò nghèo thì không có gì phải ngại. Nên ở đâu có thể thì chúng tôi gửi thư đến xin. Cái cốt là có gạo để nuôi các em".

Cô Lương Văn Được, giáo viên nhà trường, cho biết: "Không chỉ làm tốt công tác xã hội hóa, thầy Bảo còn được rất nhiều thầy cô nhà trường kính mến. Thầy luôn là tấm gương để giáo viên chúng tôi học tập, noi theo".

Bà Lý Thị Hiền, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Manh, chia sẻ: "Không chỉ vận động cho học sinh, thầy Bảo còn vận động ủng hộ bà con nhân dân trên địa bàn. Những hộ nghèo hay gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai đều được thầy kêu gọi và cùng chính quyền địa phương hỗ trợ. Cùng với đó, thầy cũng làm tốt công tác tham mưu ký kết giữa các thôn bản với chính quyền xã trong việc huy động học sinh đến trường. Từ đó, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường luôn được duy trì cao".

Theo Hà Thuận/Giáo dục & Thời đại

Xem thêm: Ngô Nguyễn Anh Vũ: Thầy giáo bại liệt ở Đà Nẵng truyền lửa đam mê môn Toán

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đường Hồ Huấn Nghiệp là một con đường thuộc trung Sài Gòn với đoạn đường dài khoảng 150m từ đường Đồng Khởi đến công trường Mê Linh - Bến Bạch Đằng. Cũng giống như bao con đường khác, đường Hồ Huấn Nghiệp cũng gắn liền với một nhân vật đặc biệt.

Con đường Sài Gòn mang tên thầy giáo yêu nước - Hồ Huấn Nghiệp
0 Bình luận

Thấy nhiều em có nhu cầu học tiếng Anh nhưng không có điều kiện, nam sinh Nguyễn Phan Thiên Lãm đã quyết định mở lớp dạy miễn phí.

'Thầy giáo' sinh viên mở lớp tiếng Anh trực tuyến miễn phí cho học sinh nghèo
0 Bình luận

Ngoài giờ dạy, thầy giáo Cần Thơ Nguyễn Nhật Tân lại đi vận động các mạnh thường quân, bán vé số kiếm tiền làm từ thiện.

Hơn 10 năm hết lòng vì thiện nguyện của thầy giáo Cần Thơ: Sẵn sàng đi bán thêm vé số kiếm tiền làm điều tử tế
0 Bình luận

Tin liên quan

Quốc khánh năm 2022 đang đến rất gần và đây cũng được biết đến là dịp nghỉ lễ dài ngày trong năm. Do đó, để có thể lên kế hoạch ăn chơi hợp lý, chúng ta nên biết chính xác dịp nghỉ lễ này rơi vào thứ mấy.

Quốc khánh năm 2022 rơi vào thứ mấy?
0 Bình luận

Theo các chuyên gia tài chính, những người giàu có và người nhiều tiền có tư duy và mối quan tâm khác nhau, và điều đó ảnh hưởng tới họ lâu dài.

Sự khác biệt trong tư duy của người nhiều tiền và người giàu có: Một bên chỉ là nhất thời, phía kia thì bền vững
0 Bình luận

Không chỉ là các cầu thủ tài năng trên sân cỏ, ngoài đời họ còn khiến dân tình nể phục khi kinh doanh "hái ra tiền" ở độ tuổi còn rất trẻ.

Điểm mặt loạt cầu thủ không chỉ tài năng trên sân cỏ mà còn kinh doanh hái ra tiền
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 16 giờ trước
Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 13/05
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PC Right 1 GIF
Đề xuất