Sự khác biệt trong tư duy của người nhiều tiền và người giàu có: Một bên chỉ là nhất thời, phía kia thì bền vững
Theo các chuyên gia tài chính, những người giàu có và người nhiều tiền có tư duy và mối quan tâm khác nhau, và điều đó ảnh hưởng tới họ lâu dài.

Không phải ai cũng biết rằng, giữa người giàu có (wealthy people) và người nhiều tiền (rich people) có sự khác biệt rất lớn. Theo đó, một bên sẽ có nhiều cơ hội giàu có bền vững hơn, còn bên kia có thể chỉ là nhất thời. Trong cuốn sách "Tâm lý học về tiền", tác giả Morgan Housel đã định nghĩa rằng tiền là một vật dẫn của cảm xúc như đau khổ, ghen tị, hạnh phúc, tự tin... Sau đó ông đưa ra hai câu chuyện để chứng minh cho vấn đề mình đặt ra.

Đầu tiên, Housel kể về một triệu phú công nghệ nọ, đã đưa cho nhân viên khách sạn vài ngàn USD, yêu cầu người này mua những đồng xu vàng ở tiệm nữ trang gần đó. Sau khi nhận những đồng xu vàng đắt đỏ, ước tính 1.000 USD/xu, vị triệu phú này đã ném số xu ấy xuống biển vì thấy "vui mắt". Tuy nhiên, sau đó người này đã phá sản.
Trong khi đó, Ronald Read lại có một cách tiêu tiền rất khác. Ông là một triệu phú nhờ đầu tư chứng khoán, nhưng không ai biết điều đó cả. Người ta chỉ biết ông là một ông lão nghèo khó, làm gác cổng và nhân viên trạm xăng. Thế nhưng, khi ông mất ở tuổi 92, người ta mới ngã ngửa khi biết ông có gia tài trị giá 6 triệu USD. Tên của ông đã xuất hiện trong danh sách những nhà hảo tâm cho nhiều các tổ chức từ thiện địa phương.

Morgan Housel cho rằng, những người giàu có thực sự không quan tâm người khác nghĩ gì về họ. Họ chỉ quan tâm xem mình sẽ dùng tiền ra sao, nó có ý nghĩa thế nào. Còn những người nhiều tiền thực ra chẳng giàu có gì vì "bận" để tâm những người khác, muốn người khác biết là mình chi nhiều tiền, giàu có ra sao...
Quan điểm này của ông được nhà đầu tư Robert Toru Kiyosaki tán thành. Vị doanh nhân này giải thích: "Người có tiền sẽ sở hữu nhiều tiền, còn người thực sự giàu có thì không lo lắng về tiền".
Theo ông, sự giàu có không đo đếm bằng tiền bạc, của cải, mà đo bằng thời gian. Sự bền vững của giá trị tài sản sẽ tạo ra sự khác biệt giữa một người có tiền, và một người thực sự giàu có, tức là trong khi một người nhiều tiền có thể rơi vào tình trạng hết tiền, người giàu có thực sự sẽ luôn giàu có.

Kiyosaki cho rằng, giàu có thực sự cũng liên quan tới tri thức, kinh nghiệm của một người. Trong một cuốn sách của mình, vị doanh nhân này đã viết rằng, người giàu có thực sự là người biết cách khiến tiền đẻ ra tiền. Sự giàu có của họ sẽ tiếp tục được nhân lên, bởi họ biết cách làm cho tiền luôn không ngừng đến với họ.
Theo WSJ
Xem thêm: 9 điều người giàu có thể làm nhưng luôn từ chối để không lãng phí tiền của
Đọc thêm
Nắm được 5 bài học từ nhà đầu tư tài ba - Peter Shankman dưới đây bạn sẽ thấy thành công ông có được là thành quả từ những trải nghiệm cuộc sống.
Với tài chính vững vàng, người giàu có khả năng tiếp cận nhiều phân khúc địa ốc, vậy đâu là loại hình mà họ thích đầu tư nhất?
Người giàu khác người nghèo không phải ở xuất phát điểm, cũng chẳng phải số tiền trong tài khoản, mà là khác biệt về mặt tư duy.
Tin liên quan
Không chỉ là các cầu thủ tài năng trên sân cỏ, ngoài đời họ còn khiến dân tình nể phục khi kinh doanh "hái ra tiền" ở độ tuổi còn rất trẻ.
Đường Hồ Huấn Nghiệp là một con đường thuộc trung Sài Gòn với đoạn đường dài khoảng 150m từ đường Đồng Khởi đến công trường Mê Linh - Bến Bạch Đằng. Cũng giống như bao con đường khác, đường Hồ Huấn Nghiệp cũng gắn liền với một nhân vật đặc biệt.
Ở tuổi 60, nhà du khảo Đào Kim Trang khiến dân tình nể phục khi vừa hoàn thành chuyến đi hơn 1.800 km xuyên Việt, kêu gọi bảo vệ môi trường.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.