Triết lý ngược đời của tỷ phú dầu mỏ Rockefeller về thành công: "Người nào làm việc cả ngày, người đó không kiếm được tiền"

Triết lý ngược đời của ông "vua" dầu mỏ, tỷ phú đầu tiên nước Mỹ John D. Rockefeller là điều khiến ông trở nên thành công và giàu có.

Chi Nguyễn
09:50 22/04/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một tài khoản trên trang PGSG từng chia sẻ, vào năm 2020, ngay cả khi xảy ra đại dịch, người này vẫn viết được hơn 100 bài báo, thu về khoảng 3.000 USD/bài (tương đương 69 triệu/bài). Thu nhập trong năm 2020 của anh tăng gấp đôi so với năm 2019, có nhiều cơ hội để đầu tư và phát triển sự nghiệp hơn. Theo anh, lý do khiến cuộc sống anh thay đổi ngoạn mục như vậy là nhờ 3 tư duy này, đặc biệt là nhờ triết lý của ỷ phú dầu mỏ Rockefeller về thành công:

Người nào làm việc cả ngày, người đó không kiếm được tiền

Đây là môt trong những triết lý kinh doanh nổi tiếng của tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller - vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Nguyên văn câu nói này trong tiếng Anh là: "He who works all day, has no time to make money". Theo Rockefeller, người nào tốn quá nhiều thời gian cho công việc hàng ngày, sẽ chẳng có thời gian để mà kiếm tiền nữa.

triet-ly-nguoc-doi-cua-ty-phu-dau-mo-rockefeller-ve-thanh-cong
Tỷ phú Rockefeller từng nói: "Người nào làm việc cả ngày, người đó không kiếm được tiền"

Vị tỷ phú này tin rằng người không dành thời gian để chăm sóc bản thân sau ngày dài lao động, sẽ sớm bị suy kiệt và không thể kiếm được tiền. Hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe của mình bằng những điều đơn giản, chẳng hạn như có chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc hay chăm chỉ tập thể dục. 

Những người lao đầu vào công việc để kiếm tiền, không quan tâm đến sức khỏe - thứ tài sản quý giá nhất của con người sẽ sớm bị đào thải. Làm việc căng thẳng quá mức khiến cho não bộ trở nên mệt mỏi, ngoài ra còn ngăn chặn tư duy sáng tạo phát triển.

Không chỉ dựa vào nguồn thu nhập duy nhất

Ban đầu, người này tin rằng được thăng chức là cách thức duy nhất để phát triển sự nghiệp và tài chính. Anh làm một công việc full-time duy nhất trong thời gian dài bởi muốn mình cống hiến 100% công sức để dễ dàng thăng tiến.

triet-ly-nguoc-doi-cua-ty-phu-dau-mo-rockefeller-ve-thanh-cong
Các triệu phú thường có ít nhất 7 nguồn thu nhập và luôn để ra một quỹ khẩn cấp

Thế nhưng, việc này khiến anh dễ bị căng thẳng, phải làm thêm giờ rất nhiều, thậm chí đôi khi không có ngày nghỉ. Dù nỗ lực hết mình, anh vẫn không được thăng chức như kỳ vọng. 

Sau đó, anh quyết định đi làm thêm và phát hiện ra đây là cách để mình có thể phát triển sự nghiệp. Ta có thể hạnh phúc khi làm công việc toàn thời gian yêu thích, nhưng nếu nó không đủ để trang trải cuộc sống, sớm muộn gì ta cũng sẽ mất đi động lực, kéo theo đó làm giảm năng suất, giảm hiệu quả.

Đại dịch COVID-19 khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng vọt lên từ 4% đến 16%. Phải đối mặt với việc thất nghiệp, rất nhiều người đã nhận ra rằng, không bao giờ được dựa vào một nguồn thu duy nhất dù nó có vẻ vững chắc đến đâu. Các triệu phú tự thân ý thức rất rõ điều này, khi họ thường có ít nhất 7 nguồn thu nhập và luôn để ra một quỹ khẩn cấp.

Anh cũng cho hay, kể từ đầu năm 2020, anh đã phân bổ thu nhập vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có cả đầu tư dài hạn. Chẳng hạn, anh sẽ trích 20% lương cơ bản vào tài khoản tiết kiệm, là quỹ khẩn cấp giúp anh trang trải chi phí tối thiểu nếu không may phải nghỉ việc. Sau đó, anh nghiên cứu và đầu tư một khoản nhất định hàng tháng để có thể kiếm thêm thu nhập.

Theo dõi chi tiêu hàng tháng

Công việc toàn thời gian có thể đem lại cho ta lầm tưởng rằng mình có một cuộc sống ổn định, thế nhưng điều này rất tai hại. Ta thường có thói quen là kiếm được bao nhiêu tiền thì lại tiêu bấy nhiêu, dù là kiếm được ít hơi nhiều. Thói quen này khiến chúng ta thường lâm vào tình trạng khánh kiệt vào cuối tháng, hoặc 1-2 tuần trước khi nhận lương.

triet-ly-nguoc-doi-cua-ty-phu-dau-mo-rockefeller-ve-thanh-cong
Không lập kế hoạch tài chính là cánh cửa dẫn đến một cuộc sống tầm thường

Vì vậy, ta cần phải quản lý chi tiêu kỹ lưỡng, phân tích xem tiền của mình được tiêu vào những lĩnh vực nào, cái nào là cần thiết và cái nào là không cần thiết. Tìm ra khoản phải chi tiêu nhiều nhất, và ta có thể tiết kiệm được bao nhiêu nếu cắt giảm những thứ không cần chi tiêu. 

Sujit Lalwani, một doanh nhân, nhà văn và diễn giả truyền cảm hứng từng nói rằng: "Không lập kế hoạch tài chính là cánh cửa dẫn đến một cuộc sống tầm thường". Ta gần như không thể phát triển tài chính cá nhân nếu ta không theo dõi chi tiêu hàng tháng và lập kế hoạch cụ thể.

Theo PSBG

Trước tuổi 30 làm được 8 việc này, sự nghiệp mai sau thăng tiến như diều gặp gió

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận