Triết lý kinh doanh ngàn đời của người Nhật Bản: Luôn đề cao sự tử tế

Dù làm bất cứ công việc gì, người Nhật Bản luôn đề cao sự tử tế, và đó cũng là triết lý kinh doanh họ gìn giữ bao đời nay.

Chi Nguyễn
15:13 31/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Để thành công trong kinh doanh hay bất cứ việc gì trong cuộc sống, điều quan trọng là ta phải giữ được sự tử tế. Đó cũng chính là triết lý kinh doanh ngàn đời của người Nhật Bản, giúp họ đạt được những thành tựu không tưởng, khiến thế giới phải thán phục.

Ishida Baigan là một thương nhân tiêu biểu thời xưa ở Kyoto, Nhật Bản. Ông ban đầu chỉ là một chủ cửa tiệm nhỏ, sau này trở thành một nhà tư tưởng kinh tế. Ông là "ông tổ" của nền Tâm học Thạch môn, có nghĩa là "sự học về cõi tâm (lòng người). Triết lý mà Tâm học Thạch Môn truyền bá đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức, quan niệm của người Nhật Bản. 

triet-ly-kinh-doanh-dat-gia-ngan-doi-cua-nguoi-nhat-ban
Ishida Baigan tâm niệm: "Con đường của một thương nhân chân chính nằm ở lòng thành làm nên những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ"

Theo Ishida, làm việc chăm chỉ, cần mẫn, sống tằn tiện, thanh tao chính là triết lý đáng trân trọng. Dù làm gì cũng phải dựa vào cái tâm, lao động dửa trên cốt lõi của sự tử tế. Triết lý của ông có thể tóm lượng rằng: "Người ta mỗi ngày làm việc sáu tiếng đồng hồ thì được ba hộc gạo. Ta làm việc mỗi ngày tám tiếng đồng hồ để lấy ba hộc một thăng gạo, tuyệt duyệt biết bao!".

Thoạt nghe giống như là đang giảm sút năng suất, nhưng kì thực không phải. Điều quan trọng không phải là thành quả, năng suất ra sao, mà là ta tu thân dưỡng tính được đến mức nào. Không phải lúc nào cũng phải dốc hết 100% sức lực, miễn là còn tập trung làm việc, thì có còn hơn không. Tư tưởng của ông tựu trung là lặp đi lặp lại lời dạy rằng, "lao động cần cù là tu dưỡng nhân cách". Ông cũng từng dạy rằng: "Con đường của một thương nhân chân chính nằm ở lòng thành làm nên những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ".

Một vị hiền tài nước Nhật khác cũng có tư tưởng như vậy, chính là tỷ phú Inamori Kazuo. Ông là nhà sáng lập tập đoàn Kyocera, hãng điện thoại KDDI và là người đã "vực dậy" Japan Airlines trên bờ vực thẳm. Trong một cuốn sách của mình, vị tỷ phú này cho biết ông hoàn toàn tuân thủ triết lý kinh doanh của Saigo Takamori - "Samurai chân chính cuối cùng".

triet-ly-kinh-doanh-dat-gia-ngan-doi-cua-nguoi-nhat-ban
Trong kinh doanh mà không có lòng trắc ẩn, sự tử tế thì rất khó mà thuận lợi được.

Theo đó, vị tỷ phú này phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân, mà ông cho rằng nếu ta có thể dẹp bớt lòng tham, chấp nhận đôi chút tổn thất, dám nhường một chút lợi ích, mọi việc rồi sẽ suôn sẻ thôi. Thay đổi từ vị kỷ sang vị tha, là cách vừa vì ta vừa vì người, sau cùng ai cũng sẽ có lợi. Trong kinh doanh mà không có lòng trắc ẩn, sự tử tế thì rất khó mà thuận lợi được.

Lại có chuyện kể rằng, một nữ du học sinh nọ cần chuyển khoản tiền gấp, nhưng vì không rành thao tác trên máy ATM nên đành tới quầy. Tất nhiên, việc chuyển tiền tại quầy sẽ tốn phí hơn, nhưng vì cần gấp nên cô đành chấp nhận.

Thế nhưng, nhân viên ngân hàng lại không giúp cô ngay, mà cố giải thích năm lần bảy lượt rằng làm như vậy không hề có lợi. Người này còn đề nghị cô làm thêm thẻ ngân hàng để được chuyển khoản miễn phí. Nữ du học sinh lại sợ làm phiền nhân viên, cứ một mực xin chuyển khoản tại quầy. Cuối cùng, giao dịch viên quyết định rời khỏi quầy, dẫn cô gái tới tận ATM và hướng dẫn từng bước một, chỉ trừ việc nhập mật khẩu.

triet-ly-kinh-doanh-dat-gia-ngan-doi-cua-nguoi-nhat-ban
Lợi ích của khách hàng luôn là trên hết, họ sẽ muốn khách hàng có được điều tốt nhất

Trong triết lý kinh doanh của người Nhật Bản, nếu ta muốn điều tốt cho khách hàng, thì ta phải thực sự hiện thực hóa được nó. Đó chính là sự chân thành, tử tế trong kinh doanh, là cách để họ có được thành công bền vững. Với họ, lợi ích của khách hàng luôn là trên hết, họ sẽ muốn khách hàng có được điều tốt nhất.

Suy cho cùng, dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự tử tế cũng là việc nên làm. Tử tế với người khác không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác mà còn giúp đem lại phước báo, phúc lành cho bản thân.

Xem thêm: 2 đạo lý tỷ phú Inamori Kazuo đúc kết sau 89 năm cuộc đời: Không vốn, không mối quan hệ vẫn có thể thành công

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận