Trí tuệ lớn nhất đời người là tự biết mình ngu muội

Nhân sinh tại thế, biết mình còn thiếu hiểu biết, ngu muội so với đời không phải là việc dễ dàng.

Chi Nguyễn
15:18 18/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ xưa đến nay, các bậc Thánh nhân, hiền triết nổi tiếng đã luôn nhắn nhủ cho hậu thế rằng: "Trí tuệ con người thực chất quá nhỏ bé". Như Lão Tử từng ghi trong Đạo Đức Kinh, rằng: "Tri bất tri, thượng. Bất tri tri, bệnh." Câu nói này có nghĩa là người nào ý thức được mình ngu dốt mới chính là người thông minh thực sự, còn kẻ nào không thấy được mình ngu dốt thiếu sót, tỏ ra cái gì cũng biết tuốt, kẻ ấy mới là "bệnh".

tri-tue-lon-nhat-doi-nguoi-la-tu-biet-minh-ngu-muoi
Lão Tử và Khổng Tử.

Cũng với lý luận tương tự, Khổng Tử có ghi trong "Luận ngữ – Vi chính" như sau: "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã". Câu nói này có thể hiểu rằng, nếu biết thì nói là biết, nếu không biết thì nói là không biết, như thế mới thật là biết.

Quả thực, trên Trái Đất này còn bao nhiêu bí ẩn bao la, trong vũ trụ này còn vô số câu hỏi giữa được giải đáp. Con người dù tài giỏi thế nào cũng chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi trong vũ trụ, dù có cố học tập tìm hiểu cũng chỉ như dã tràng xe cát biển Đông, nào đã thấm thía gì so với tri thức bao la của vũ trụ.

tri-tue-lon-nhat-doi-nguoi-la-tu-biet-minh-ngu-muoi
Nhà triết học lỗi lạc Socrates.

Ngay cả trong quộc sống thường ngày, những gì ta thấy hay nhận thức về sự vật hiện thực cũng có điểm khác biệt, mà ngay cả điều ấy cũng chưa hẳn là bản chất thật sự của mọi vật. Socrates từng nói rằng: "Biết được bản thân ngu muội chính là trí tuệ lớn nhất", tức là nhận thấy những gì mình biết mới chỉ là một phần bé nhỏ thì mới là người có trí tuệ.

Có chuyện kể rằng, một vị họa sĩ nọ du hành tới nông thôn để tìm cảm hứng sáng tác. Phong cảnh thiên nhiên ở nông thôn tựa tranh thủy mặc, lại thêm cảnh người nông dân cần mẫn, vất vả lao động đã khiến anh ta cảm động, liền khắc họa cả cảnh cả người vào trong tranh của mình. 

Một ngày kia, anh tới ngôi làng khác, lại gặp một người nông dân chỉ ngồi trên ghế mà làm việc. Thấy vậy, anh ta khinh thường mà nghĩ rằng, người này quả thực lười biếng, lần đầu tiên chứng kiến một người lười đến vậy, nông dân mà ngồi trên ghế làm việc sao.

Sau đó, anh ta liền bỏ đi. Thế nhưng, đi một đoạn, anh ta lại quay lại nhìn người nông dân kia, lúc này mới thấy một cảnh tượng chấn động. Hóa ra, người nông dân kia là người tàn tật, vì không đứng vững nên phải ngồi trên ghế làm việc. Bấy giờ, anh họa sĩ mới ngớ người, thì ra kẻ mà anh khinh bỉ trước kia, lại hóa thành vị vĩ nhân khiến anh sùng kính.

Có thể hiểu rằng, sống trên đời này khi bắt gặp một vấn đề gì khó hiểu, thoạt tiên chưa giải thích được thì đừng vội đưa ra kết luận mà hãy tìm hiểu kỹ càng. Bởi làm sao ta biết được đằng sau đó là câu chuyện gì, là bí mật gì ẩn chứa nếu chỉ thoạt nhìn đơn sơ như thế. Tất thảy mọi sự trên đời đều có hai mặt, biệt đâu mặt khác của vấn đề lại khiến bản thân ta chấn động, giác ngộ ra nhiều điều trân quý.

Thay vì dựa vào quan điểm chủ quan để nhận biết và xử lý, con người nên hình thành khả năng khách quan, nhìn nhận toàn diện. Đừng nghĩ rằng bản thân vô cùng thông thái, trí tuệ hơn người, bởi đó chỉ là suy nghĩ của kẻ kiêu căng ngạo nghễ, khiến con người trở nên vô tri vô thức hơn mà thôi.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận