Được thăng chức thành sếp của đồng nghiệp, làm sao để giữ mối quan hệ cũ?

Không ít người sau đi được thăng chức đã đánh mất đi mối quan hệ thân thiết trước đó từng có với đồng nghiệp vì không kịp thích nghi với sự thay đổi.

Chi Nguyễn
16:30 11/08/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thăng chức là một điều tất yếu nếu ta có năng lực, tuy nhiên điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ trước đó. Vị sếp mới sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn, đánh giá đồng nghiệp cấp dưới một cách công bằng dù trước đó có là bạn bè. 

Khảo sát năm 2020 của các giáo sư đại học ở Anh và Australia với 400 người (cả nam và nữ) được thăng chức tại 17 quốc gia cho thấy, hơn 90% thừa nhận gặp khó khăn trong việc đặt ranh giới giữa làm sếp và làm bạn với nhân viên. 70% nói rằng đã đánh mất tình bạn kể từ khi nhận vị trí quản lý. Để giúp quản lý mới cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp, dưới đây là 5 cách ứng xử cần thiết và cân bằng giữa việc làm sếp và làm bạn:

Thừa nhận sự thay đổi

thang-chuc-thanh-sep-dong-nghiep-lam-sao-de-giu-moi-quan-he-cu
80% người lần đầu làm quản lý được hỏi thừa nhận, không đề cập nhiều đến các vấn đề về thăng chức, sự thay đổi về cấp bậc với đồng nghiệp thân thiết

Theo chuyên gia, những cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn sẽ giúp sếp và nhân viên duy trì mối quan hệ lâu dài tại công sở. Nhưng hơn 80% người lần đầu làm quản lý được hỏi thừa nhận, không đề cập nhiều đến các vấn đề về thăng chức, sự thay đổi về cấp bậc với đồng nghiệp thân thiết. Họ cho rằng không nhất thiết phải chia sẻ những vấn đề này và khiến tình bạn chốn công sở bị rạn nứt.

Do vậy, người quản lý mới cần đối mặt và thừa nhận mối quan hệ giờ đây đã thay đổi. Bạn và đồng nghiệp cần có nhiều thời gian để trò chuyện và lắng nghe tâm tư từ hai phía. Ngoài ra, người quản lý nên thể hiện sự thấu hiểu, đặt mình ở vị trí của đối phương, nhằm chứng minh dù thăng chức bạn vẫn coi trọng tình bạn và muốn duy trì mối quan hệ này.

Làm quen với vai trò mới

Với cương vị là một người quản lý, bạn cần đưa ra những hành động phù hợp với trách nhiệm mới. Trong nghiên cứu trên 400 người, nhiều nhà quản lý nhận thấy khó khăn trong việc rạch ròi giữa công việc và đời sống riêng tư. Nhiều người vẫn nói chuyện phiếm, cười đùa với nhân viên, thậm chí vô tình để lộ thông tin mật. Nhưng bạn nên cẩn trọng, không nên chia sẻ thoải mái như thời gian còn là nhân viên, đặc biệt về chuyện của những thành viên khác trong nhóm.

Với tư cách là người quản lý, bạn cần hòa giải các xích mích, tìm giải pháp để gắn kết các thành viên thay vì vô tình tạo mâu thuẫn. Không ai muốn đánh mất uy tín, lòng tin từ nhân viên chỉ vì sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của bản thân.

Trong trường hợp muốn tâm sự, bạn nên tìm một người đồng cấp tin cậy hoặc cố vấn. Tuyệt đối không than vãn, chia sẻ chuyện công ty ở nơi công cộng hay mạng xã hội.

Nhất quán và công bằng

thang-chuc-thanh-sep-dong-nghiep-lam-sao-de-giu-moi-quan-he-cu
Khi đảm nhận vai trò mới, bạn phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với tất cả các nhân viên dưới quyền

Một thách thức khác khi đảm nhận vai trò mới là phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với tất cả các nhân viên dưới quyền. Bạn không nên thể hiện sự yêu, ghét rõ ràng với bất kỳ ai, nếu không muốn các nhân viên khác cảm thấy khó chịu, nảy sinh suy nghĩ tiêu cực.

Không để cảm xúc chi phối

Là bạn bè thân thiết nhưng người lãnh đạo không có quyền bao che cho sai lầm của nhân viên. Bạn không được để cảm xúc cá nhân lấn át khi đưa ra các quyết định phân công nhiệm vụ, thưởng - phạt, hoặc thậm chí sa thải. Theo chuyên gia, sa thải nhân viên là một trong những quyết định khó khăn khi ở vị trí lãnh đạo. Dù không muốn nhưng bạn phải học cách chấp nhận, bởi không thể giữ lại ai đó chỉ vì họ là bạn thân.

Bên cạnh đó, để có thể đưa ra đánh giá công bằng với mọi nhân viên, bạn nên áp dụng hệ thống đánh giá công việc chung, nhằm đảm bảo chất lượng công việc khách quan, tránh mang điều tiếng.

Không nên tùy tiện chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

Các chuyên gia khuyên rằng người quản lý nên hạn chế kết bạn hoặc theo dõi đồng nghiệp trên mạng xã hội. Bởi những người này có thể vô tình hay cố ý tỏ ra thân thiết thái quá với sếp trên Internet, dễ khiến các nhân viên khác cảm thấy ghen tỵ, soi mói.

Cách tốt nhất là hủy kết bạn với những đồng nghiệp thân thiết sau khi lên chức để tạo ranh giới, hoặc kiểm soát chặt chẽ các cài đặt riêng tư, nhằm vạch rõ giới hạn giữa công việc và cuộc sống.

Theo Harvard Business Review

Xem thêm: "Biến phế liệu thành vàng" - Cách người Do Thái dạy con "từ 1 đồng có thể kiếm 10 đồng" của thiên hạ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận