Thấm thía 5 bài học cuộc sống từ bệnh nhân ung thư trên hành trình chữa trị

Một sinh viên ngành y đã chia sẻ lại 5 bài học cuộc sống từ bệnh nhân ung thư trên hành trình giành lại sự sống đầy thấm thía.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 19/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Với bất kì ai, nhận tin mình không may mắc căn bệnh ung thư quái ác là điều quá sức chịu đựng. Dù vậy, có những người thay vì mãi chìm đắm trong đau khổ, tuyệt vọng đã tìm cách vươn lên, lạc quan và hi vọng vào tương lai có thể điều trị khỏi. Dưới đây là 5 bài học cuộc sống từ bệnh nhân ung thư trên hành trình giành lại sự sống đầy thấm thía được một sinh viên ngành y chia sẻ:

Theo đuổi thứ mình đam mê

Sophia Anagnostou chỉ mới 12 tuổi, vừa học xong lớp 6 và phát hiện mình bị mắc bệnh ung thư máu. Từ đó, cuộc sống của em đã hoàn toàn thay đổi, khiến em đành phải bỏ dở việc học và sống cùng những đợt phẫu thuật, hóa trị,... liên miên đầy đau đớn.

tham-thia-5-bai-hoc-cuoc-song-tu-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo
Sophia Anagnostou được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi chỉ mới 12 tuổi

Ban đầu, Sophia đã trải qua những ngày chán nản vì chỉ có thể nằm trên giường bệnh. Cô gái nhỏ từng chia sẻ: "Mỗi ngày em đều tự hỏi ‘Tại sao lại là mình cơ chứ?', em bị nhốt trong nhà, và nếu có đi đâu thì người ta sẽ nhìn em chằm chằm vì mái đầu không một cọng tóc của em".

Mọi chuyện thay đổi khi em có cơ hội gặp Anita Kruse, nhà sáng lập tổ chức Purple Songs Can Fly với chương trình đem đến cơ hội cho trẻ em ung thư sáng tác và thu âm bài hát của mình. Sophia đã thu âm bài hát "Strength in the Soul", một khúc ca về sức mạnh, hy vọng, tình yêu thương và những điều tốt đẹp em cảm nhận được trong những ngày tháng chống trọi bệnh tật.

Với Sophia, đó là cách để em làm điều mình thích và bộc lộ cảm xúc của mình. Với những đứa trẻ khác đang chống chọi với căn bệnh ung thư, đó chính là nguồn cảm hứng và lời động viên sâu sắc giúp chúng trở nên mạnh mẽ, lạc quan hơn. Bên cạnh những ngày tươi đẹp là những ngày u ám, và vào lúc như vậy, chỉ có theo đuổi thứ mình đam mê mới giúp ta vượt qua tất cả.

Sống cho hiện tại

Với những người luôn đứng trước lằn ranh sự sống và cái chết, họ không còn tâm trí để nghĩ đến hai từ "giá như". Các chuyên gia về bệnh ung thư nhận định, với những bệnh nhân nhận lời chẩn đoán mắc bệnh với tinh thần tựa một vận động viên đối diện với chặng đua marathon thường có bệnh tình tiến triển tốt hơn so với bệnh nhân từ bỏ sở thích và lẽ sống.

tham-thia-5-bai-hoc-cuoc-song-tu-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo
Chrissy Dunn cùng chồng

Chrissy Dunn bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy vào đầu năm 2015 và phải trải qua nhiều ca phẫu thuật để cắt bỏ tuyến tụy, túi mật, lá lách và một phần ruột, gan. Cô chia sẻ: "Lần đầu tiên vào phòng hóa trị, tôi đã sợ đến hồn xiêu phách lạc". Thế nhưng sau đó, cô lại coi những bác sĩ, y tá chăm sóc mình như một người bạn thân thiết, người đã cùng cô cầu nguyện và nỗ lực vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.

Chrissy tâm sự, căn bệnh đã đem lại cho cô một cái nhìn mới về cuộc sống thường ngày. Sau khi chữa khỏi bệnh, những điều nhỏ nhặt như đi một đôi giày mới, tắm bồn nước nóng sau một ngày dài,... đều trở thành những món quà quý giá mà cuộc đời dành tặng cho cô. Chrissy nói: "Tôi đã học được cách nhìn mọi thứ mà tôi từng cho là hiển nhiên như một món quà."

Xây dựng những mối quan hệ sâu sắc

Nhiều người không khỏi cảm động khi đọc câu chuyện về Young - chàng trai đã tự nguyện cạo đầu để động viên tinh thần cho bạn gái mắc căn bệnh ung thư quái ác. Khi cả hai chỉ mới hẹn hò được 6 tháng, bạn gái của Young - Jennifer bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng. Khi ấy, Jennifer nghĩ rằng mình sẽ chết, và cô có ý định chia tay Young bởi không muốn anh phải ở bên và nhớ về cô với những kỷ niệm đau buồn, cô chỉ muốn anh nhớ về những ký ức vui vẻ mà thôi.

tham-thia-5-bai-hoc-cuoc-song-tu-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo
Young và Jennifer

Dù vậy, Young vẫn ở bên Jennifer, cùng cô vượt qua những ngày tháng điều trị. Jennifer kể: "Tôi nhớ những đêm chúng tôi ôm nhau và khóc, nỗi sợ đánh mất nhau khiến chúng tôi đau đớn...". Khi ấy, Young đã trở thành nguồn động lực để Jen trở nên mạnh mẽ, là người khiến cô lại nở nụ cười, vui vẻ mua tóc giả cho cô và cạo trọc đầu mình để cô cảm thấy thoải mái hơn. Khi nghĩ lại thời gian đó, Jennifer cho rằng thật khó để tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Young không ở bên cô.

Khi ta ốm đau bệnh tật, chỉ có gia đình và những người bạn thực sự mới sẵn sàng ở lại và trở thành chỗ tựa vô giá cho ta. Với những bệnh nhân ung thư, sự hỗ trợ và động viên của những người xung quanh càng đáng giá, quan trọng hơn bao giờ hết.

Sống kiên cường và suy nghĩ lạc quan

Mạnh mẽ hay kiên cường chống chọi với bệnh tật không có nghĩa là ta không được phép sợ hãi, lo lắng. Thực ra, những người đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo thường là người cho phép mình yếu đuối, sợ hãi và lo lắng, nhưng lại đứng lên và kiên cường điều trị.

tham-thia-5-bai-hoc-cuoc-song-tu-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo
Căn bệnh ung thư cũng chẳng thể ngăn cản Julie Genovesi tiếp tục say mê bộ môn khúc côn cầu

Julie Genovesi là một người sống rất lành mạnh, không hút thuốc, luôn chạy bộ hằng ngày, nên thật khó để tin rằng cô bị ung thư phổi. Ban đầu, cô còn cãi nhau với bác sĩ vì tin rằng họ đã nhầm lẫn kết quả của cô với ai đó, thế nhưng, sự thật chỉ có một. Sau cùng, Genovesi chấp nhận rằng mình chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục sống hết mình và làm những gì mình muốn, ngay ca rkhi căn bệnh ung thư vẫn đang hoành hành.

Genovesi tâm sự: "Khi bạn đối diện với một thứ như bệnh ung thư, bạn phải tận dụng từng khoảnh khắc để sống". Cô là một người vô cùng yêu thích môn khúc côn cầu, và căn bệnh ung thư cũng chẳng thể ngăn cản cô say mê bộ môn ấy. Sau đó, Genovesi đã lập trang web tên ‘Cancer Crazed and Confused’ để chia sẻ hành trình điều trị bệnh cũng như câu chuyện truyền cảm hứng tới mọi người.

Một trường hợp khác luôn giữ lạc quan và hi vọng về tương lai là Kris Carr - một diễn viên, nhà văn kiêm nhà hoạt động sức khỏe bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư mạch máu. Các bác sĩ nói rằng, đây là căn bệnh chỉ chiếm 0,01% trong các ca bệnh ung thư, là bệnh mà "không chữa và cũng không điều trị nổi".

tham-thia-5-bai-hoc-cuoc-song-tu-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo
Kris Carr bị chẩn đoán mắc ung thư mạch máu, chiếm 0,01% trong các ca bệnh ung thư

Tất nhiên, ban đầu Kris vô cùng suy sụp và tuyệt vọng. Sau đó, cô đã thay đổi suy nghĩ rằng: "Từ ấy, tôi đã có trong mình một quyết tâm mãnh liệt rằng mình phải ngừng do dự và sống hết mình! Tôi muốn cảm thấy vui vẻ hơn, yêu nồng nhiệt hơn và sống cuộc đời trọn vẹn hơn". 

Vì thế, cô đã quyết định quay phim lại toàn bộ quá trình điều trị, chống trọi với ung thư của mình. Bộ phim tài liệu "Crazy Sexy Cancer" đã lập tức trở thành 1 cú "hit", giúp cô được xuất hiện trên chương trình The Oprah Winfrey Show. Sau đó, cô cũng xuất bản thêm nhiều cuốn sách khác về hành trình điều trị ung thư, trở thành tác giả nhiều cuốn sách bán chạy nhất ở New York Time và Amazon.

Lạc quan không phải là ta cố tình né tránh thực tế, cố gắng tô vẽ thế giới thành màu hồng tươi đẹp. Thay vào đó, lạc quan là ta chấp nhận số phận của mình, nhưng không gục ngã mà sống hết mình trong thực tại ấy.

Biết ơn và cho đi

Năm 55 tuổi, Jane Johnson đã chiến thắng căn bệnh ung thư gan quái ác. Trong suốt quá trình điều trị bệnh và cả sau khi khỏi bệnh, cô không chỉ nghĩ về nỗi đau của mình mà còn quan tâm tới những người khác. 

tham-thia-5-bai-hoc-cuoc-song-tu-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo
Jane Johnson (trái) và người bạn trong tổ chức vì bệnh nhân ung thư

Ngay khi đang điều trị bằng hóa trị và chuẩn bị phẫu thuật gan, cô quyết định làm thêm 1 công việc nữa để có thể quyên góp cho Relay For Life - một tổ chức nghiên cứu về ung thư. Không chỉ vậy, cô cũng tổ chức những buổi bán đồ cũ, làm đồ handmade để có thể đạt được số tiền quyên góp mong muốn. 

Với Jane, khi ta sẵn sàng cho đi là lúc mà ta sẵn sàng nhận lại. Khi mắc bệnh, ta sẽ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, mặc cảm xa lách người xung quanh. Nhưng thực ra, ta không cần phải tỏ ra cứng rắn, mạnh mẽ mọi lúc, mà ta hoàn toàn có thể dựa vào những người thân thiết để vượt qua. Cô chia sẻ: "Hãy nhìn xung quanh mình, những nguồn động lực giúp đỡ bạn vượt qua bạo bệnh vẫn luôn ở gần bên".

"Chiến binh nhí" kiên cường chiến đấu với bệnh ung thư máu

Đọc thêm

Việc ở một mình thường bị đánh đồng với sự cô đơn, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu cô đơn gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần thì sự đơn độc cho phép bạn tận hưởng các hoạt động yêu thích theo phong cách riêng, hiểu thêm về bản thân, nuôi dưỡng đam mê và sống hạnh phúc hơn.

Dành thời gian cho chính mình giúp bạn sống hạnh phúc hơn
0 Bình luận

Ở Nhật Bản, bí quyết sống lâu trăm tuổi, có một cuộc sống an nhiên viên mãn được tóm gọn trong triết lý ikigai.

Triết lý ikigai của người Nhật và bí quyết sống lâu trăm tuổi, sống đời viên mãn an nhiên
0 Bình luận

Mới đây, nghệ sĩ Giang Còi đã đăng tải trên trang cá nhân một video với nội dung thông báo về việc đang mắc căn bệnh ung thư hạ họng và những dự định tiếp theo. Trong hơn 6 phút, Giang Còi vẫn luôn giữ thái độ tích cực và giúp khán giả nhận được năng lượng tích cực như mọi khi.

Nghệ sĩ Giang Còi dù mắc ung thư hạ họng giai đoạn 3 nhưng luôn sống tích cực, ý nghĩa
0 Bình luận

Tin liên quan

Với mức giá "gõ búa" 3,1 triệu USD, bức sơn dầu "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ đã phá vỡ kỷ lục cách đây 2 năm của danh họa Lê Phổ và trở thành tác phẩm có giá công khai cao nhất của Mỹ thuật Việt Nam.

Bức tranh sơn dầu 'Chân dung Madam Phương' họa sĩ Mai Trung Thứ đạt giá 'gõ búa' 3,1 triệu USD tại phiên đấu giá ở Hong Kong
0 Bình luận

13 tuổi, Vicky Ngo trở thành tân sinh viên 2 ngành học của trường ĐH top 1 thế giới, 15 tuổi nhận bằng tốt nghiệp. Mẹ nuôi "thần đồng" đang lo lắng con gái bị trục xuất sau khi tốt nghiệp.

Cô bé 'thần đồng' người Việt có nguy cơ bị trục xuất khỏi New Zealand vì quá giỏi
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, thầy Trương Tấn Dũng vẫn miệt mài trên chiếc xe lăn, đi con đường dài gần chục cây số để tới lớp dạy vẽ đặc biệt cho trẻ mắc bệnh down ở Đà Nẵng.

Hơn 10 năm hành trình dạy vẽ cho trẻ mắc bệnh down của người thầy đặc biệt Trương Tấn Dũng 
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 giờ trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đề xuất