Quan điểm bất ngờ của Chủ tịch Trương Gia Bình: Bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là khởi nghiệp!

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình từng chia sẻ rằng, không như nhiều người khác, ông không coi việc bán cà phê, bán phở là khởi nghiệp, mà đó chỉ là lập nghiệp..

Chi Nguyễn
17:25 08/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông Trương Gia Bình là doanh nhân nổi tiếng, là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT. Không chỉ vậy, ông còn là phó giáo sư, tiến sĩ,trưởng khoa Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT. Ông còn là chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng các nhà doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005), và hiện đang là Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Phải đến năm 30 tuổi, vị doanh nhân này mới bắt đầu dấn thân vào khởi nghiệp kinh doanh. Trước đó, ông là một nhà nghiên cứu khoa học vô cùng chăm chỉ, do đó quyết định đột ngột rẽ hướng sang kinh doanh đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau này, trong một lần phỏng vấn, ông chia sẻ rằng: "Cuộc sống của một nhà khoa học thời điểm đó rất khó khăn, chính bản thân cảm thấy rằng những nghiên cứu đó không giúp được gì cho đất nước mình".

quan-niem-cua-ong-truong-gia-binh-ban-ca-phe-khong-phai-khoi-nghiep
Có thể thấy, "tham vọng và nghĩ lớn" chính là điểm đặc trưng nổi bật nhất của vị doanh nhân này

Vào tháng 9/1988, ông Bình cùng với 12 nhà khoa học khác đã thành lập ra Công ty Công nghệ chế biến thực phẩm FPT, tiền thân Tập đoàn FPT sau này. Không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba, ông Trương Gia Bình còn rất quan tâm đến lợi ích của đất nước, thể hiện rõ qua việc chú trọng phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam. 

Năm 1995, nhận thấy những tiềm năng lớn mạnh của lĩnh vực này, ông quyết định chuyển hướng đầu tư công ty sang lĩnh vực công nghệ – viễn thông. Đến năm 2002, công ty đổi tên thành Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Từ con số 0, ông TRương Gia Bình đã lèo lái "con tàu" FPT trở thành đế chế công nghệ số 1 nước ta. Có thể thấy, "tham vọng và nghĩ lớn" chính là điểm đặc trưng nổi bật nhất của vị doanh nhân này.

Trong buổi tọa đàm "Startup – Đường nào tới thành công", Chủ tịch HĐQT FPT đã chia sẻ quan điểm của ông về khởi nghiệp, qua đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa Startup và Entrepreneur. Ông đưa ra ví dụ về Uber hay Grap, là những hãng taxi công nghệ lớn nhất nhì thế giới nhưng lại chẳng sở hữu chiếc xe nào, quả thực là điều chưa từng xảy ra. 

quan-niem-cua-ong-truong-gia-binh-ban-ca-phe-khong-phai-khoi-nghiep
Chúng ta đang nhầm lẫn. Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp. Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn

Ông cho biết: "Chúng ta đang nhầm lẫn. Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp. Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm. Tương tự như vậy, các bạn bán phở, bán cà phê... có thể gọi là lập nghiệp, chứ không thể gọi là khởi nghiệp".

Vậy đâu là độ tuổi thích hợp để khởi nghiệp? Nhiều người cho rằng, những người trung niên dù kinh nghiệm có nhưng nhiệt huyết lại không đủ, còn người trẻ thì đam mê có thừa nhưng lại quá non nớt. Ông Trương Gia Bình cho rằng, mô hình nhân sự hoàn hảo nhất là có sự kết hợp tính năng động, sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm tuổi già.

Chẳng hạn như Google ban đầu là do ý tưởng của hai chàng nghiên cứu sinh rất trẻ Larry Page và Sergey Brin. Họ vốn chỉ muốn giải quyết bài toán sắp xếp lại thư viện, nhưng lại muốn mở rộng ra "sắp xếp" toàn bộ thông tin trên thế giới. Sau một thời gian, họ nhân ra mình không thể làm một mình, và quyết định mời Eric Schmidt - một người lớn tuổi hơn cùng cộng tác.

Ông Bình nhận định: "Mô hình tốt nhất là kết hợp giữa đam mê tuổi trẻ và kinh nghiệm tuổi già. Còn nếu tự thân khởi nghiệp, thì tôi cho rằng nên bắt đầu khi trẻ, tốt nhất là nên bắt đầu khởi nghiệp trước 35 tuổi".

quan-niem-cua-ong-truong-gia-binh-ban-ca-phe-khong-phai-khoi-nghiep
Các quỹ đầu tư đang thắp đuốc để đi tìm các bạn. Vấn đề là các bạn có đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư hay không

Về vốn đầu tư, ông Bình cho rằng tuy có vô số startup đang "đói vốn", nhưng cũng có chừng đấy quỹ đầu tư đang "đau đầu" tìm kiếm các dự án có ý tưởng xuất sắc. Suy cho cùng, chỉ cần ý tưởng ấn tượng, khả thi và có tính thuyết phục, chắc chắn ta sẽ gọi vốn thành công. Ông cho hay: "Các quỹ đầu tư đang thắp đuốc để đi tìm các bạn. Vấn đề là các bạn có đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư hay không".

Đại học Harvard đã tổng kết những Startup thành công thông thường xuất phát ở số vốn trung bình 50.000 USD. Ở Việt Nam, sau khi trừ chênh lệch giá sinh hoạt, startup cần số vốn ban đầu là 5.000 USD. Vậy số tiền này đến từ đâu ra? Ông Bình cho rằng, ban đầu ta không nên đi tìm đâu xa, hãy thử vay mượn bố mẹ mình trước đã.

Ông chia sẻ: "Khi dấn thân vào Startup, các bạn không chỉ lập ra một doanh nghiệp mà đó là doanh nghiệp để tạo ra những giá trị mới, có thể chưa từng có, tất nhiên độ mạo hiểm rất cao. Nhưng khi bạn thắng lợi thì bạn có thể trở thành Nguyễn Hà Đông... Tỷ lệ “10 ăn 1” là tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp trên toàn thế giới. Và chúng ta hãy chấp nhận nó chứ đừng sợ nó, vì khởi nghiệp 10 lần thế nào cũng có 1 lần thành công".

Xem thêm: Cách Jeff Bezos biến Amazon trở thành đế chế thương mại: Muốn thành công phải dám trải qua thất bại

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận