Phương pháp 1% của chuyên gia tài chính giúp cân bằng thu chi: "Đừng chi tiêu hào phóng nếu bạn không đủ tiền"

Chuyên gia tài chính Chris Browning khuyên rằng: "Nếu bạn chỉ kiếm được 200.000 USD/năm hoặc ít hơn thì hãy sử dụng phương pháp 1%".

Chi Nguyễn
16:14 30/06/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chris Browning là chuyên gia phân tích tài chính, nhà sáng tạo nội dung và người dẫn chương trình podcast Popcorn Finance từng đoạt giải thưởng. Anh có bằng cử nhân tài chính, là một nhà phân tích tài chính, nổi tiếng với bí quyết trả số nợ gần 30.000 USD (khoảng 690 triệu đồng) chỉ trong vòng chưa đến 3 năm. Nhận thấy nhiều người bình thường gặp khó khăn trong việc cân đối thu chi, chuyên gia này đã đưa ra phương pháp đắt giá như sau:

"Khi chi tiêu cho bản thân, bạn có thể sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc cảm thấy tội lỗi vì nghĩ mình tiêu xài phung phí. Tất nhiên, hành động này cũng có thể gây ảnh hưởng tới mục tiêu tài chính của bạn. 

phuong-phap-1-cua-chuyen-gia-tai-chinh-giup-can-bang-thu-chi
Chris Browning là chuyên gia phân tích tài chính, nhà sáng tạo nội dung và người dẫn chương trình podcast Popcorn Finance

Thế nhưng, nếu không thể dùng số tiền mình kiếm được để mua cho bản thân những vật dụng hay trải nghiệm khiến bạn cảm thấy vui sướng thì sẽ chẳng ai có động lực để kiếm tiền cả. Vậy làm thế nào để đạt được cân bằng trong thu – chi cho bản thân?

Là một chuyên gia phân tích tài chính và là người dẫn chương trình của podcast Popcorn Finance, tôi đã được nghe rất nhiều phương pháp mà các chuyên gia tài chính sử dụng để kiềm chế việc tiêu xài của bản thân. Một trong những phương pháp mà tôi thích nhất là của Glen James, người dẫn chương trình của My Millennial Money – một trong những podcast tài chính hàng đầu nước Úc.

Phương pháp 1%: Mua hay không mua?

Trong cuộc tranh luận nên tiêu tiền cho bản thân như thế nào mà không bị phá sản, James đã kể cho tôi nghe về phương pháp 1%. James đã đưa ra phương pháp này sau nhiều lần dạo qua cửa hàng bách hóa với bạn bè – để rồi cuối cùng chi tiền mua một chiếc đồng hồ Apple giá 1.300 USD.

"Đó là một vấn đề lớn,  bởi vì khi thức dậy vào buổi sáng hôm đó, tôi không hề có dự định mua một cái đồng hồ giá tận cả ngàn đô". Từ đó, anh nhận ra mình là một người "chi tiêu hào phóng".  Ngay lập tức, anh ấy cảm thấy mình cần có cách nào đó để quản lý việc chi tiêu của bản thân.

phuong-phap-1-cua-chuyen-gia-tai-chinh-giup-can-bang-thu-chi
Glen James, người dẫn chương trình của My Millennial Money – một trong những podcast tài chính hàng đầu nước Úc

Phương pháp 1% chi tiêu của James (để không gây nhầm lẫn với phương pháp 1% trong bất động sản) rất đơn giản: Nếu bạn muốn tiêu tiền cho thứ gì đó không thiết yếu mà giá của thứ đó cao hơn 1% thu nhập 1 năm của bạn, bạn phải dành ra 1 ngày để suy nghĩ trước khi mua. Trong thời gian đó, hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình có thực sự cần nó không? Mình có thể trả tiền cho nó không? Mình có thực sự sẽ dùng nó không? Liệu rằng mình có hối hận về việc mua nó không?

Khi bạn thức dậy vào sáng hôm sau và bạn vẫn cảm thấy chi tiêu này vẫn là một quyết định đúng đắn – thì hãy mua đi. Ví dụ, 1 năm bạn kiếm được 60.000 USD và bạn muốn mua 1 tấm thảm trị giá 600 USD (1% của 60.000). Trước khi mua, hãy dành 1 ngày để suy nghĩ đã. Kể cả khi vật phẩm này khá cần thiết do tấm thảm ở nhà đã cũ rồi, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy số tiền 600 USD là quá nhiều, và bạn hoàn toàn có thể mua 1 tấm thảm rẻ hơn.

Đây là một phương pháp tốt "cho ai đó kiếm được $200,000 một năm hoặc ít hơn." James nói: "Phương pháp 1% chỉ là một cái cân – nó đơn giản và có ích với tôi."

Nên được biến chuyển tùy mức thu nhập

Tuy vậy, anh ấy chỉ đề nghị nó cho "những người kiếm được $200,000 một năm hoặc ít hơn" bởi vì "nếu bạn kiếm được 2 triệu đô một năm, phương pháp này sẽ không hợp với bạn." Anh cho rằng: "Với những người có thu nhập cao, 1% thu nhập một năm của họ vẫn là một con số quá cao."

Mặt khác, 1% cũng có thể là quá nhiều với những người thu nhập thấp. Trong trường hợp đó, James đề nghị sử dụng con số nhỏ hơn: "Bạn có thể đổi thành 0,5%. Bất kể con số là bao nhiêu, nó cần phải dựa trên tình hình kinh tế, nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn một cách hợp lý." 

phuong-phap-1-cua-chuyen-gia-tai-chinh-giup-can-bang-thu-chi
Bất kể con số là bao nhiêu, nó cần phải dựa trên tình hình kinh tế, nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn một cách hợp lý

Có nhiều phương pháp tương tự giống của James cũng đã được nhiều người đặt ra, nhưng phần lớn đều có một mức cố định (ví dụ như "không được tiêu hơn X đô vào một vật phẩm"). Phương pháp của James đặc biệt bởi "nó hoạt động như một điểm kiểm soát trong tâm trí" – một lời nhắc để anh ấy suy nghĩ trước khi hành động, vạch sẵn những giới hạn và xác định được điểm kích hoạt.

"Có thể bạn muốn dành dụm tiền để mua nhà hay có kế hoạch nghỉ hưu sớm. Chiến thắng của việc kiểm soát tài chính bản thân thường bắt đầu ở giỏ hàng khi mua sắm hay phần thanh toán của các đơn hàng online," James chia sẻ. "Nên nếu bạn có thể giới hạn những chi tiêu đó, bạn có thể dành dụm được nhiều tiền hơn và đạt tới mục tiêu sớm hơn."

Phương pháp 1% không dành cho tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng những phương pháp tốt nhất để kiểm soát tài chính của bản thân là những phương pháp đủ đơn giản để bạn có thể duy trì trong nhiều năm.

Theo CNBC

Lời thừa nhận của triệu phú tự thân 63 tuổi Grant Cardone: "4 điều tôi hối hận vì đã làm ở tuổi 20"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận