Nữ bác sĩ là mẹ đơn thân mắc bệnh hiểm nghèo đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

Nhận tin mình bị ung thư gan, nữ bác sĩ Đào Anh Tú không khỏi bàng hoàng. Cô quyết định đăng ký hiến tạng sau khi qua đời, với hi vọng có thể cứu được một ai đó.

Chi Nguyễn
15:06 24/06/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần 1 năm trước, nữ bác sĩ Đào Anh Tú (Hà Nội) thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, đau tức ở vùng bụng, ngực. Ban đầu, cô nghĩ là bệnh dạ dạy thông thường do sinh hoạt không điều độ, nên không chú ý. Đến khi những cơn đau ngày càng dữ dội, cô liền tới Bệnh viện K khám tổng quát.

Tại đây, nữ bác sĩ bàng hoàng khi biết mình bị ung thư gan giai đoạn 3C, gần chuyển sang giai đoạn 4. Dù không bị bệnh về gan, nhưng cô có loại u hiếm gặp gây ung thư, đến lúc phát hiện bệnh đã di căn qua tử cung và phổi. Nhớ lại khi đó, chị kể: "Mọi thứ ập đến quá nhanh khiến tôi choáng váng, ngập ngụa trong đau đớn. Tôi hiểu về căn bệnh, hiểu cái gì đang đợi mình và bao giờ thì nó đến. Biết được bao giờ mình sẽ chết là điều khủng khiếp nhất...".

Coi mạnh mẽ là sự lựa chọn duy nhất

nu-bac-si-la-me-don-than-mac-benh-k-dang-ky-hien-tang-sau-khi-qua-doi
Nữ bác sĩ Đào Anh Tú (Hà Nội) phát hiện mình bị ung thư cách đây gần 1 năm. Ảnh: NVCC

Nữ bác sĩ trẻ nhớ lại, nhưng ngày đầu khi biết mình mắc ung thư, chị trăng trở rất nhiều, liên tục 1 tuần không ngủ. Dù đang sống những ngày đau đớn nhất đời, chị vẫn gắng gượng từng chút để lạc quan. Trong bài chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, chị viết: "Bạn sẽ không biết mình mạnh mẽ thế nào cho đến khi mạnh mẽ là sự lựa chọn duy nhất".

Chị phải trải qua 8 lần hóa trị, 2 lần xạ trị chỉ trong 10 tháng đầu tiên. Sau mỗi đợt điều trị, cả cơ thể chị mệt mỏi, rệu rã, tóc rụng từng mảng lớn, giảm từ 47 kg xuống còn 35 kg. Những cơn đau đớn dày vò chị từng ngày từng giờ, không thể uống thuốc giảm đau vì thuốc có thể tích tụ gây hại gan. 

Anh Tú từng tâm sự: "Lúc đầu, tôi phải làm quen với quá trình điều trị ung thư. Sau mỗi lần hoá trị, người mệt mỏi không muốn ăn uống gì, nằm dính trên giường bệnh. Tôi bắt đầu trở nên cục cằn ít nói hơn, bất cứ việc gì cũng không vừa mắt tôi!".

nu-bac-si-la-me-don-than-mac-benh-k-dang-ky-hien-tang-sau-khi-qua-doi
Hai người con nhỏ là nguồn động lực để bà mẹ đơn thân nỗ lực chữa bệnh. Ảnh: NVCC

Những lúc như thế, chị lại chợt nghĩ tới hai đứa con nhỏ, cắn răng tự nhủ phải cố gắng hết mình. Là mẹ đơn thân, nuôi hai đứa trẻ chỉ mới 9 tuổi và chưa đầy 3 tuổi rất khó khăn, chưa kể còn mắc bệnh hiểm nghèo. Ở thời điểm khó khăn nhất, chị vẫn cố gắng lạc quan, tự nhủ rằng còn sống là còn tất cả, hãy cố gắng chiến thắng bệnh tật mà giành lại sự sống.

Lúc này, 2 đứa con nhỏ chính là động lực lớn nhất của chị. Nữ bác sĩ tâm sự, từ khi chị ốm, bé lớn đã phải thay mẹ gánh vác nhiều thứ, từ đạp xe đi học, học nấu ăn đến chăm sóc em. Chị không dám nói với con căn bệnh của mình, nhưng nghe người lớn đến thăm dặn dò, cô bé dần hiểu ra. Chị kể: "Thỉnh thoảng, con lại khóc, nói rằng sợ mẹ chết. Con bé còn nhỏ nhưng luôn tỏ ra tự lập, kiên cường vì sợ mẹ phiền lòng. Nhìn thấy con như vậy, tôi tự nhủ, phải gắng sống để tụi trẻ có chỗ dựa".

Cho đi là còn mãi

Trong những ngày chống chọi với căn bệnh ung thư, bác sĩ Đào Anh Tú đã đưa ra một quyết định đầy cao cả. Nguyện vọng của chị là đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời, với hi vọng tất cả các bộ phận trên cơ thể miễn là còn nguyên vẹn sẽ tặng lại cho người cần.

Bản thân là người làm trong ngành y, chị biết rằng Ngân hàng tạng ở Việt Nam vô cùng thiếu thốn. Hiện trên cả nước có vài ngàn ca chờ ghép tạng, tuy nhiên số người đăng ký hiến tạng lại rất vì vì đa số vẫn giữ quan niệm "chết phải toàn thây".

nu-bac-si-la-me-don-than-mac-benh-k-dang-ky-hien-tang-sau-khi-qua-doi
hẻ ghi nhận đăng ký hiến mô tạng của bác sĩ Tú. Ảnh: NVCC

Chị tâm sự: "Có quá nhiều người ra đi trong thời gian chờ ghép mô tạng. Nếu mình có thể cứu một ai đó, để họ sống lâu hơn với người thân, chẳng phải là điều quá tốt hay sao? Sau này các con tôi lớn lên, chúng hẳn cũng sẽ rất hạnh phúc khi biết mẹ đã làm điều có ích cho cuộc đời".

Không chỉ vậy, mẹ đơn thân mắc bệnh hiểm nghèo cũng tình nguyện hiến xác cho y học, nhằm đóng góp cho nghiên cứu về căn bệnh u gan hiếm gặp. Chị nói: "Mong rằng sau này khi ra đi, một phần nào đó của tôi vẫn sống với cuộc đời này, trong cơ thể những bệnh nhân từng kém may mắn như tôi". 

nu-bac-si-la-me-don-than-mac-benh-k-dang-ky-hien-tang-sau-khi-qua-doi
Tuy mắc bệnh ung thư hiểm nghèo, nhưng chị Đào Anh Tú vẫn giữ nghị lực kiên cường

Chị Đào Anh Tú tâm niệm, chết là hết, chỉ là một chúm tro bụi thổi bay khỏi lòng bàn tay. Vậy tại sao ta không cống hiến khi còn sống, làm một điều gì đó thật ý nghĩa cho đời. Hơn ai hết, chị thấu hiểu tình cảnh của bản thân mình lúc này, nhưng không vì thế mà chị tuyệt vọng. Thay vào đó, chị chọn sống lạc quan, nỗ lực chống trọi với bạo bệnh. Nữ bác sĩ bày tỏ: "Dù thành công hay không thành công thì tôi cũng không hối hận vì đã lựa chọn!".

Nể phục "thiên thần không cánh" bước qua bóng tối số phận để làm mẹ đơn thân, chăm con, trang điểm bằng hai chân

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận