Nhân viên dụng binh pháp Tôn Tử khiến sếp tăng lương gấp 4 lần: Phàm việc tác chiến dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng
Việc hỏi sếp tăng lương là một vấn đề khó nói, nhưng nếu biết dùng binh pháp Tôn Tử để ứng phó thì hoàn toàn có thể chuyển bại thành thắng.
Có thể thấy rằng, rất nhiều công ty ưu tiên lựa chọn sinh viên mới ra trường hoặc ứng viên ít kinh nghiệm hơn là những người có thành tựu lâu năm. Vấn đề không phải là vì mức lương của họ quá cao, mà là người ta sợ hãi "tư duy lối mòn" nhiều hơn. Những người đã có kinh nghiệm, họ dễ có thói quen đi vào những lối mòn mình đã quen thuộc, những phương thức mình sử dụng từ trước đến nay. Vì thế, họ dễ quên đi tầm quan trọng của việc sáng tạo. Ngược lại, đây là yếu tố rất dễ tìm thấy ở người trẻ, bởi họ luôn có suy nghĩ phải chứng tỏ bản thân mình.
Với các nhà lãnh đạo, việc "think outside the box" luôn được coi trọng hàng đầu. Đây là yếu tố đánh giá liệu một nhân viên có thể sáng tạo không, có thể tin tưởng và giao phó nhiệm vụ trọng yếu hay không. "Think outside the box" là tư duy vượt giới hạn, tư duy vô cùng hữu ích trong cuộc sống. Trong thời đại này, tư duy ấy vô cùng quan trọng, nhưng số người thực sự làm điều đó lại không nhiều.
Chẳng hạn, nếu ta đã quen dùng phần mềm PhotoScape để chỉnh sửa hình ảnh thì rất khó để ta chịu bỏ thời gian và công sức để học cách dùng phần mềm Adobe Photoshop CS dù nó chuyên nghiệp và có nhiều tính năng hơn. Khi ta tự hài lòng với giá trị hiện tại của mình, ta rất khó có động lực đủ lớn để thay đổi. Đây là một trong những điều đáng sợ nhất của môi trường công sở, quá ổn định sẽ làm ta mất đi tính cạnh tranh, nhiệt huyết và bản năng sắc bén.
Có một câu chuyện như sau: Một chàng sinh viên vừa tốt nghiệp với tấm bằng Giỏi liền đi xin việc. Anh đi phỏng vấn ở rất nhiều nơi, và nhận ra một điều rằng dù là đơn vị Nhà nước hay tư nhân thì mốc khởi điểm dành cho người mới cũng chẳng hề tốt đẹp như mình từng tưởng tượng. Biết đây là sự khó đổi, nên sau khi nhận được công việc ở một đơn vị kinh doanh tiềm năng nọ, anh sinh viên chấp nhận mức lương ban đầu 5 triệu khiêm tốn.
Anh sinh viên rất thấm thía một câu trong binh pháp Tôn Tử rằng: "Phàm chiến giả, lấy chính hợp, lấy kỳ thắng". Câu này có thể hiểu là "Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng". Việc đánh giặc khắp thiên hạ cần có một đội quân chính quy để đối địch với kẻ thù, muốn chiến thắng nhanh thì phải dựa vào yếu tố bất ngờ, có thể mới chuyển bại thành thắng, không ai lường trước được.
Đừng nghĩ rằng nếu sếp trả ta 5 triệu thì tôi chỉ tạo ra giá trị tương xứng với 5 triệu đó. Hãy tư duy rằng, nếu tôi tạo ra giá trị tương xứng với 10 triệu, tôi sẽ nhận được mức lương 10 triệu; tạo ra giá trị 20 triệu, tôi mới có thể nâng cao gấp 4 lần thu nhập ban đầu của mình. Vì thế, anh sinh viên quyết tâm áp dụng binh pháp Tôn Tử này, kiên trì làm việc cật lực trong thời gian đầu.
Anh chủ động nhận những nhiều công việc nhất để tích lũy kinh nghiệm, xin tham gia các dự án khó nhất để thử thách bản thân. Nếu có thời gian rảnh, anh ta chủ động tăng ca, tích cực nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành trước thời hạn đề ra của các nhiệm vụ cấp trên giao phó. Sau khoảng 1 năm, chàng sinh viên non trẻ kia đã có đủ năng lực để hoàn thành gấp 1,5 chỉ tiêu của mình. Lại thêm một năm nữa, anh làm được gấp 2 lần chỉ tiêu công việc. Và đến năm thứ 3, anh nhân viên ấy được đề xuất mức lương gấp 4 thông thường.
Trong cuốn tự truyện "Tại sao tôi rời Goldman Sachs", Greg Smith - cựu giám đốc ngân hàng đầu tư đa quốc gia cho biết anh luôn chủ động trong công việc của mình từ khi mới vào làm. Anh cho biết, khi còn là một nhà phân tích thị trường nhỏ nhoi trong tập đoàn, anh ta đã chủ động tự mình nghiên cứu và thống kê các xu hướng của ngành, thu thập thông tin về hiệu suất của các bộ phận khác trong nội bộ công ty để tự đánh giá, điều chỉnh chính mình.
Dù các thống kê chưa chính xác và hoàn hảo 100%, nhưng nhiều cộng sự cao cấp, trưởng ban và cả các Giám đốc đã dựa vào kết quả của Smith để tham khảo xây dựng báo cáo. Vì thế, hiệu suất làm việc của cả tập thể được nâng cao thấy rõ, và anh càng nổi bật hơn trong mắt đồng nghiệp cũng như lãnh đạo.
Đó không chỉ là "Think outside the box" nữa, mà còn là kết hợp với "Go the extra mile" - có nghĩa là đi thêm một dặm nữa. Khi ta dám chủ động thách thức chính mình, làm nhiều hơn công việc được giao, ta sẽ tự khiến mình nổi bật và được cấp trên chú ý. Có thể làm đến mức A là đã đủ để thỏa mãn mọi yêu cầu của công ty rồi, nhưng thêm the extra mile là mức dư cao hơn mức công ty yêu cầu thì càng dễ thăng tiến. Làm thiếu bổn phận là điều khó chấp nhận, làm vừa đủ thì chỉ là tạm được mà thôi. Người nào biết làm vượt trên cả nhiệm vụ của mình, đó mới là nhân viên xuất sắc.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận