Nghịch lý "người giàu bình dân" càng nhiều tiền càng thích tiết kiệm: Nguyên do họ ngày càng giàu có là đây
Có một khái niệm gọi là "người giàu bình dân", chỉ những người trong giới thượng lưu dù giàu sụ vẫn chọn lối sống giản dị, tiết kiệm.

Người giàu bình dân là một khái niệm không phải là mới, nhưng nhiều người trong số chúng ta lại thường ngó lơ. Đó là khái niệm chỉ những người trong giới thượng lưu lựa chọn sống giản dị, tiết kiệm dù sở hữu tài sản kếch xù.
Những người này thường là các nhà lãnh đạo, hoặc những người có chức vụ cấp cao ở công ty. Có không ít người, dù có thu nhập trăm triệu mỗi tháng, nhưng vẫn chọn uống cà phê vỉa hè, dùng điện thoại "cục gạch", trang phục bình dân.
Đối nghịch với nhóm người này là những người nghèo bị "lạm phát lối sống". Có không ít nhân viên bình thường ngày nào cũng uống nước lọc, mua sắm quần áo thường xuyên, luôn cầm trên tay điện thoại mới nhất.
Nhìn nhận nghịch lý này, Kobayashi Yoshitaka - Cựu nhân viên tại Cục thuế Nhật Bản khẳng định: "Người giàu tập trung nghĩ cách để kiếm tiền, khiến tiền tự đẻ ra tiền hơn là tận hưởng việc tiêu xài hoang phí; còn những người không thực sự nhiều lại có xu hướng muốn chứng minh, khẳng định tôi giàu hoặc tôi không nghèo. Đó là điều làm nên sự khác biệt".

Cũng theo vị này, đây là 3 tư duy khác biệt của nhóm người giàu bình dân:
Người giàu không chi tiền cho thứ không thể hoàn vốn
Theo nhiều người giàu, hàng hiệu không phải là mặt hàng có khả năng hoàn vốn. Họ mua chúng vì có chất lượng cao, dùng được lâu dài, chứ không phải dùng để khoe khoang.
Yoshitaka cho biết: "Nhìn bề ngoài, không ai có thể nhận ra họ là những người giàu với khối tài sản ròng lên tới hàng chục tỷ đồng. Không đeo đồng hồ hay túi xách hàng hiệu, họ mặc trang phục của những thương hiệu bình dân như Muji hoặc Uniqlo và nộp thuế thu nhập cá nhân với con số gấp 1,5 lần mức GDP của cả nước".
Người giàu luôn chuẩn bị cho viễn cảnh xấu nhất
Hầu hết người giàu đều có tầm nhìn xa và chuẩn bị kĩ lưỡng cho viễn cảnh xấu nhất. Theo Yoshitaka, từng có một tập đoàn với 15.000 nhân sự tới gặp ông để quyết toán thuế, và họ khá lo lắng vì doanh thu 3 tháng đầu năm đã giảm 0.25% so với năm ngoái. Vị chuyên gia này đã vô cùng ngạc nhiên, vì con số trên là khá nhỏ, không đáng lo ngại với doanh nghiệp lớn kia.
Ông nhận định: "Tôi nhận ra rằng người giàu luôn nghĩ tới viễn cảnh họ bị phá sản. Có lẽ là do họ đang tạo công ăn, việc làm cho hàng nghìn con người, hàng nghìn gia đình. Việc nghĩ xa và lường trước những rủi ro tệ nhất là điều dễ hiểu".
Người giàu không ngừng học hỏi

Người giàu thường đề cao việc học, trong khi người thường lại hay cho rằng nó không quan trọng. Đó là lý do mà chúng ta thấy người giàu thường chi tiền đi học này học kia dù bản thân rất bận rộn. Trong khi đó, người bình thường lại hay dừng việc học sau khi rời khỏi trường đại học.
Một vị giám đốc từng nói chuyện với Yoshitaka đã chia sẻ rằng, dù đã gần 60, ông vẫn đang học Quản trị nhân sự của một trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Vị chuyên gia kể: "Ông ấy nói rằng lớp nhân sự mới quá trẻ, quá khác biệt so với thế hệ của ông hoặc những thế hệ nhân sự trước mà ông từng quản lý. Vì muốn hiểu một thế hệ nhân sự mà thậm chí bản thân không phải là người quản lý trực tiếp, ông ấy đã đi học, ở độ tuổi 55".
Cuối cùng, Kobayashi Yoshitaka khẳng định để trở thành phiên bản giàu có hơn của chính mình, mỗi người cần học cách sống như thể bản thân đang không một xu dính túi. Đó là cách những vị triệu phú mà ông có cơ hội gặp gỡ đã làm để thoát nghèo và trở nên thực sự giàu có.
Theo Better Aging
Xem thêm: Nghịch lý càng tiết kiệm hết mực lại càng nghèo, hóa ra là vì mắc phải sai lầm tiền bạc này
Đọc thêm
Hầu hết chúng ta đều tự nhủ rằng, miễn học giỏi thì sẽ có tương lai rực rỡ, nhưng ngày nay có không ít "biến số" mà chúng ta phải ngỡ ngàng.
Theo triệu phú Robert Kiyosaki, tác giả cuốn "Cha giàu, cha nghèo", việc làm giàu mà không có nợ nần là tư duy sai lầm!
Chàng trai trẻ này cho biết, nhờ áp dụng nghịch lý làm giàu này, dù anh có lười biếng thì vẫn thành công rực rỡ.
Tin liên quan
Nó chạy vào phòng nội thì thấy bà nằm sâu bên trong chiếc giường. Nội không mở quạt máy mà chỉ phe phẩy chiếc quạt mo cũ, nhìn lên trần nhà, hai dòng nước mắt của nội chảy dài.
Những ngày gần đây, một tiệm bánh mì ở tỉnh Phú Yên đang treo biển "bánh mì treo" đặc biệt cho người khốn khó no bụng.
Theo các chuyên gia tài chính, giữa vô vàn lời khuyên làm giàu, đây là 3 bí kíp mà bạn nên nắm chắc và bắt đầu ngay từ hôm nay!
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.