"Bẫy chi tiêu" ở rạp phim ai cũng biết nhưng vẫn mắc: Mua bỏng ngô còn đắt hơn cả vé phim

Khi đi xem phim, chúng ta hiểu rằng việc mua bỏng ngô, nước uống là một cái bẫy chi tiêu, nhưng nếu không mua thì lại cảm thấy thiếu thiếu...

Chi Nguyễn
15:06 18/03/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Justin Thompson là một chuyên gia bảo mật, từng phải trải qua "nỗi sầu thảm" ai cũng gặp khi đến rạp chiếu phim. Đó là dù không muốn, cuối cùng anh vẫn mua đồ ăn nhẹ với 1 ly bỏng ngô 8 USD, cốc soda 6 USD và thanh kẹo 5 USD. 

Sau khi xem phim xong, anh đã kiện chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất ở Mỹ lúc đó - AMC vì "thu phí quá mức cần thiết" với đồ ăn nhẹ. Vụ kiện này đã bị bãi bỏ sau đó, nhưng nó đã dấy lên câu hỏi mà ai cũng muốn được giải đáp: Tại sao đồ ăn nhẹ ở rạp chiếu phim lại có thể hét giá trên trời như vậy?

Quầy ăn nhẹ thực ra là "cần cầu cơm" chính

mua-bong-ngo-la-bay-chi-tieu-o-rap-phim-ai-cung-biet-nhung-van-mac
Một túi bỏng ngô ở rạp phim có giá từ 7-8 USD, trong khi mua ở ngoài thì chỉ có khoảng 1.69 USD

Một túi bỏng ngô ở rạp phim có giá từ 7-8 USD, trong khi mua ở ngoài thì chỉ có khoảng 1.69 USD. Có nghĩa là, kinh doanh bỏng ngô đã giúp các rạp chiếu phim thu lời 788%. Tương tự với việc mua nước ngọt, 1 cốc soda 5.99 USD đắt hơn 1 cốc soda mua ở cửa hàng. Nếu tính lãi, rạp phim đã thu được hơn 558%. Đồ ăn nhẹ quá đắt đỏ, nhưng chúng ta không thể nào cưỡng được sự hấp dẫn của chúng. 

Mặc dù biết rằng việc mua bỏng ngô và nước uống ở rạp chiếu phim là một khoản chi tiêu tốn kém, ta vẫn không thể tránh được nó. Hẳn nhiên rồi, bởi đây chính là một cái bẫy chi tiêu của các rạp phim, là "cần câu cơm" chính của họ. Trên thực tế, tiền vé xem phim không đủ để rạp phim duy trì hoạt động. 

mua-bong-ngo-la-bay-chi-tieu-o-rap-phim-ai-cung-biet-nhung-van-mac
Quầy ăn nhẹ chính là bẫy chi tiêu của các rạp phim, là "cần câu cơm" chính của họ

Allen Michaan - chủ sở hữu ơn 20 rạp chiếu phim ở Mỹ, bao gồm cả Nhà hát Grand Lake lịch sử ở Oakland, California với 40 năm kinh nghiệm trong điều hành các rạp chiếu phim cho biết: Bỏng ngô đắt tiền không phải là một kế hoạch "đục khoét giá ma quỷ nào đó". Thực ra, nó là huyết mạch của mô hình kinh doanh của một rạp chiếu phim.

Trên thực tế, khi một rạp muốn công chiếu bộ phim nào đó, họ phải chia phần trăm tổng giá trị của tiền nhuận thu vé cho nhà sản xuất. Đây là tỷ lệ phân chia rất cao trong những tuần đầu tiên - khoảng 70%, sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Chẳng hạn, nếu vé xem phim ở rạp có giá 9 Usd, họ chỉ có thể thu về 2.97 USD - chưa kể những phụ thu khác.

Chủ rạp phim có thể tăng giá vé phim lên, nhưng nó không thể giúp họ đạt doanh thu kì vọng vì 70% số tiền bán được ấy sẽ lại quay về tay studio. Với họ, bộ phim chỉ là một cách để câu kéo khách hàng tới xem phim của họ càng nhiều càng tốt. Vì sao ư, đương nhiên là để họ có thể bán đồ ăn nhẹ rồi. 

Có tăng giá vé cũng không lãi bằng bán bỏng

Quay lại thời điểm năm 1929, một tấm vé có giá là 0.35 USD, và bây giờ là 9 USD. Nếu điều chỉnh theo lạm phát thì việc giá vé tăng 108% khá hợp lý. Trái lại, giá bỏng ngô thì đã tăng vọt 1888% – gấp 10 lần so với số tiền đã tăng ở giá vé phim. Có thể nói, nguồn thu của các rạp phim không kiếm được từ sản phẩm chính là vé phim, mà lại đến từ sản phẩm phụ là bỏng ngô và thức uống.

mua-bong-ngo-la-bay-chi-tieu-o-rap-phim-ai-cung-biet-nhung-van-mac
Nguồn thu của các rạp phim không kiếm được từ sản phẩm chính là vé phim, mà lại đến từ sản phẩm phụ là bỏng ngô và thức uống

Được biết, báo cáo thường niên năm 2015 - 2018 của hai chuỗi rạp phim lớn nhất nước Mỹ là AMC và Cinemark cho thấy, số tiền thu được từ quầy đồ ăn là rất lớn. Cụ thể, doanh số bán hàng này chiếm 30% tổng thu nhập, chưa kể là 45-50% tổng số tiền lãi. Theo số liệu năm 2018, Cinemark đã kiếm được 1.8 tỷ USD từ việc bán vé xem phim, với phí phát hành là 1 tỷ USD. Trái lại, số tiền họ kiếm được từ quầy đồ ăn nhanh lại lên tới 1.1 tỷ USD và chỉ mất 181 triệu USD cho tiền vốn, thu về 84% lãi.

Tất nhiên, bán bắp rang bơ không phải là "đấng cứu thế" giúp một rạp phim phát triển. Chủ rạp phim DarkLife, ông Paul Turner cho biết, lợi nhuận từ việc bán bỏng ngô là để bù cho những chi phí cao ngất trời để vận hành một rạp chiếu phim. Chưa kể, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn, nên họ phải tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ như âm thanh đa chiều, IMAX,... Suy cho cùng, những túi bỏng ngô cũng chẳng thể đảm bảo một tương lai vững vàng cho thị trường rạp phim đang sa sút dần.

Theo The Huslte

Xem thêm: Bẫy chi tiêu "Latte Factor": Người thành công nào cũng biết mà tránh, người nghèo vẫn cứ đâm đầu

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận