Biển người cờ hoa nghênh đón xá lợi Đức Phật mong cầu hạnh phúc, bình yên
Rạng sáng 14/5, hai bên vỉa hè các con phố quanh chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm đông nghịt người dân, Phật tử xếp hàng chờ chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được cung rước đến Hà Nội. Đoàn cung rước xá lợi Phật khởi hành lúc 15h từ sân bay Nội Bài đến chùa Quán Sứ - trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ 22h30 ngày 13/5, hàng nghìn tăng ni, Phật tử đã xếp nhiều hàng dài gần hết phố Quán Sứ, chờ tới giờ chiêm bái xá lợi Đức Phật. Theo lịch, chùa Quán Sứ mở cửa cho người dân và Phật tử chiêm bái từ 7h đến 21h30 hàng ngày, kéo dài từ 14/5 đến hết 16/5.
Trước đó, người dân tập trung tại khu vực hồ Gươm để tham gia lễ rước xá lợi. Đoàn rước đi qua các tuyến phố trung tâm trước khi bảo tháp được tôn trí tại chùa Quán Sứ, sẵn sàng cho người dân vào chiêm bái.



Nhân sự kiện xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ sang Việt Nam trong dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc. Tổng Giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) - Tiến sĩ Abhijit Halder đã chia sẻ về ý nghĩa của hoạt động này. Ông cho biết, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ gắn bó từ rất xa xưa, kéo dài suốt nhiều thế kỷ. Phật Pháp chính là một trong những sợi dây liên kết sâu sắc giữa hai quốc gia.
Đức Phật ở Ấn Độ, nhưng những lời dạy của Ngài đã được truyền giảng ở Việt Nam từ rất lâu và được người dân tiếp nhận, học tập một cách sâu sắc. Đây sẽ là lần đầu tiên, người dân Việt Nam được chiêm bái xá lợi của Đức Phật ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Theo Tiến sĩ Abhijit Halder, xá lợi của Đức Phật được coi là hiện thân của Ngài mỗi khi được cung thỉnh đến một quốc gia Phật giáo. Vì vậy, việc rước xá lợi Đức Phật đến Việt Nam cũng mang ý nghĩa thiêng liêng như chính Đức Phật quang lâm thăm Việt Nam.

Với tư cách là Tổng Giám đốc IBC, Tiến sỹ Abhijit Halder mong rằng các Phật tử nói riêng và người dân Việt Nam nói chung sẽ thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này.
Xá lợi được cung thỉnh sang Việt Nam lần này có nguồn gốc từ Nagarjuna Konda thuộc bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ - một di sản Phật giáo nổi tiếng.
Trong quá trình khai quật tại đây, xá lợi này đã được tìm thấy trong chiếc quan tài được niêm phong đặc biệt cùng các kinh sách ghi chép về xá lợi. Việc khai quật và nghiên cứu này diễn ra trong thời kỳ Ấn Độ còn chưa giành được độc lập.
Đến năm 1932, đại diện của Phó vương Chính phủ Anh đã trao trả xá lợi cho Hội Maha Bodhi Ấn Độ - được thành lập vào tháng 5/1891 với tôn chỉ khôi phục và bảo tồn các thánh tích Phật giáo.
Hội sau đó đã tôn trí xá lợi ở Sarnath (Vườn Lộc Uyển), bang Uttar Pradesh. Sarnath cũng chính là nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên - Kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 đệ tự, đánh dấu sự ra đời của tăng đoàn Phật giáo sơ khai.

Về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc di chuyển xá lợi Phật đến Việt Nam, Tiến sỹ Abhijit Halder chỉ ra 3 điểm chính: Thứ nhất, IBC có trách nhiệm hỗ trợ và tạo động lực nhiều nhất có thể cho người dân Việt Nam trong việc hiểu sâu sắc hơn về Đức Phật và những lời dạy của Ngài.
Điều mà Ấn Độ đang cố gắng làm là kêu gọi mọi người hãy tập trung nhiều hơn vào giáo lý của Đức Phật, bởi trong đó chứa đựng giải pháp cho những vấn đề cấp bách của thế giới ngày nay như chiến tranh, xung đột, biến đổi khí hậu, các thảm họa liên quan.
Thứ hai là ngày càng nhiều người dân Việt Nam theo Phật giáo và hành hương các địa danh linh thiêng như Sarnath, Bodh Gaya…
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam chưa có cơ hội đến Ấn Độ. Vì vậy, việc cung thỉnh xá lợi Phật sang Việt Nam lần này nhằm giúp những người tin yêu Phật pháp được chiêm bái và đón nhận phước lành từ Đức Phật, từ đó thấm nhuần những phẩm chất cao quý, giá trị tích cực trong lời dạy của Đức Phật;
Thứ ba, Đại lễ Vesak là ngày hội thiêng liêng kết hợp ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật: Đản sinh, Giác ngộ và nhập Niết bàn. Đây là ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với Phật tử trên toàn thế giới.
Trong dịp này, việc rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho đông đảo Phật tử cùng chiêm bái, cùng nhau ghi nhớ và thực hành theo những lời dạy của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ, về các giá trị đạo đức, luân lý, về chánh niệm, về khả năng thiền định nhằm xây dựng một thế giới an lạc, không còn chiến tranh, xung đột …
Về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc di chuyển xá lợi Phật đến Việt Nam, Tiến sỹ Abhijit Halder chỉ ra 3 điểm chính: Thứ nhất, IBC có trách nhiệm hỗ trợ và tạo động lực nhiều nhất có thể cho người dân Việt Nam trong việc hiểu sâu sắc hơn về Đức Phật và những lời dạy của Ngài.
Điều mà Ấn Độ đang cố gắng làm là kêu gọi mọi người hãy tập trung nhiều hơn vào giáo lý của Đức Phật, bởi trong đó chứa đựng giải pháp cho những vấn đề cấp bách của thế giới ngày nay như chiến tranh, xung đột, biến đổi khí hậu, các thảm họa liên quan.
Thứ hai là ngày càng nhiều người dân Việt Nam theo Phật giáo và hành hương các địa danh linh thiêng như Sarnath, Bodh Gaya…
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam chưa có cơ hội đến Ấn Độ. Vì vậy, việc cung thỉnh xá lợi Phật sang Việt Nam lần này nhằm giúp những người tin yêu Phật pháp được chiêm bái và đón nhận phước lành từ Đức Phật, từ đó thấm nhuần những phẩm chất cao quý, giá trị tích cực trong lời dạy của Đức Phật;
Thứ ba, Đại lễ Vesak là ngày hội thiêng liêng kết hợp ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật: Đản sinh, Giác ngộ và nhập Niết bàn. Đây là ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với Phật tử trên toàn thế giới.
Trong dịp này, việc rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho đông đảo Phật tử cùng chiêm bái, cùng nhau ghi nhớ và thực hành theo những lời dạy của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ, về các giá trị đạo đức, luân lý, về chánh niệm, về khả năng thiền định nhằm xây dựng một thế giới an lạc, không còn chiến tranh, xung đột …
Tổng hợp
Xem thêm: Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám
Tin liên quan
Vừa qua, dân tình không khỏi xôn xao với việc xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm đang được trưng bày ở chùa Ba Vàng.
Đại lão Hòa thượng Tinh Vân - người sáng lập Hiệp hội Phật quang Quốc tế đã xả bỏ báo thân viên tịch vào chiều 5/2/2023, trụ thế 97 năm.
Trước khi mất, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu xá lợi và chia cho các nước. Dưới góc nhìn của Đạo Phật, hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở của con người.
Bài mới

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần trải qua cảm giác: sáng thức dậy, nhìn đồng hồ, và chỉ muốn… ngủ tiếp thay vì đi làm. Những ngày như thế có thể do mệt mỏi, stress, hay đơn giản chỉ là tâm trạng tụt dốc không phanh. Tuy nhiên, công việc vẫn đó, trách nhiệm vẫn chờ, vậy làm sao để vượt qua cảm giác chán nản này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn vực dậy tinh thần ngay từ buổi sáng!