Mẹ đảm Nhật Bản chia sẻ 5 bí quyết giúp ta giữ tiền: Chỉ mất 3 phút/ngày nhưng là chìa khóa làm giàu
Áp dụng 5 bí quyết giữ tiền của mẹ đảm Nhật Bản này, ta chỉ tốn 3 phút/ngày nhưng lại có thể quản lý tài chính hiệu quả.

Khi vật giá tăng cao, nguy cơ lạm phát sắp xảy ra, nhiều người không khỏi lo lắng rằng đồng tiền sẽ mất giá. Họ hi vọng có thể tiết kiệm được ít tiền để có thể sống an toàn qua khủng hoảng. Tuy nhiên, làm sao để tiết kiệm hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Một trong cách tốt nhất để theo dõi chi tiêu chính là ghi chép lại tất cả. Một bà mẹ nội trợ Nhật Bản tên Katsuko Murakoshi đã hé lộ 5 cách giữ tiền hiệu quả nhờ ghi chép chi tiêu. Katsuko cho biết, ngay cả những người không giỏi tài chính, cũng có thể tiết kiệm hiệu quả khi làm theo 5 mẹo của cô:
Không chia ngân sách thành các mục quá chi tiết

Katsuko cho hay: "Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ cố gắng ghi lại mọi khoản rõ ràng khi họ thực hiện việc ghi chép chi tiêu ngay từ đầu. Chẳng hạn như chi phí thực phẩm, chi phí thiết yếu hàng ngày, chi phí vận chuyển, chi phí vật tư vệ sinh, chi phí nguyên liệu thực phẩm,... càng chi tiết càng tốt. Trên thực tế, điều này không cần thiết".
Theo đó, ta nên tìm cách ghi chép bao quát hơn là chì tiết, nhóm những hạng mục tương tự nhau vào một nhóm. Chẳng hạn, nhu yếu phẩm và nguyên liệu thường được mua cùng nhau, vì thế ta nên đưa chúng vào 1 nhóm là "chi phí sinh hoạt". Như vậy, ta có thể dễ dàng quản lý tài chính hơn mà không tốn quá nhiều thời gian.
Xem xét lại chi tiêu
Mẹ đảm Nhật Bản cho rằng, việc ghi chép chi tiêu không phải chỉ là ghi chép vô hồn, mà còn phải xem xét lại thói quen tiêu xài. Hãy tự hỏi: "Mình đã tiêu tiền ra sao", tìm ra các chi tiêu cần thiết và không cần thiết để cắt giảm. Điều quan trọng là phải xem xét lại mức tiêu dùng và tìm ra những lý do khiến ta không thể tiết kiệm tiền một cách suôn sẻ.
Đặt mục tiêu tiết kiệm vừa tầm

Quản lý tiền bạc còn có thể hiểu là đặt ra mục tiêu rõ ràng. Ta nên có mục tiêu tiết kiệm "dễ dàng đặt được, không gây khó khăn quá mức". Như vậy, ta sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi tiết kiệm, có thể hoàn thành nhiệm vụ này dễ dàng hơn.
Coi tiết kiệm như thành quả
Khi tổng kết chi tiêu, hãy viết ra và ghi lại số tiền ta tiết kiệm được bằng một phông chữ hay màu sắc riêng biệt. Điều này sẽ khiến ta nghĩ rằng mình đã hoàn thành công việc, gặt hái thành quả nào đó. Theo bà nội trợ Nhật Bản, cảm giác này sẽ rất tuyệt vời khi nhìn lại, kích thích ta muốn tiết kiệm nhiều hơn.
Đánh dấu những ngày không tiêu tiền

Rất khó để có những ngày mà ta chẳng chi đồng tiền nào, nhưng nếu có thì ta nên nhấn mạnh điều này. Hãy đánh dấu nổi bật những ngày không tiêu tiền trong sổ, tạo thành một cột mốc đáng chú ý trong ngân sách. Điều đó sẽ khuyến khích ta chủ động tiết giảm chi tiêu, giúp cho "ngày không tiêu" xảy ra nhiều hơn. Như vậy, việc tiết kiệm lại càng hiệu quả hơn.
Theo businesstoday
Xem thêm: Câu nói đơn giản mà người Nhật Bản "niệm" 4 lần/ngày giúp họ tăng 6% thu nhập mỗi năm
Đọc thêm
Lối sống của người Nhật Bản từ trước đến nay vẫn ẩn chứa nhiều điều thú vị và đáng học hỏi, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục trẻ nhỏ.
Dù rất thương con nhưng cha mẹ Nhật Bản vẫn để con làm mọi thứ, từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, và tôi nghĩ rằng mình nên học hỏi họ.
Không chỉ giỏi trong kinh doanh, người Nhật Bản còn khiến cả thế giới ngả mũ thán phục với các mẹo tiết kiệm tiền độc đáo và hiệu quả.
Tin liên quan
Hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam có tên thật là Công Thị Nghĩa nhưng công chúng biết đến bà nhiều hơn với cái tên Thu Trang. Bà là người gốc Hà thành, từng hoạt động cách mạng, bị bắt tù đày rồi trở thành ký giả, tiến sĩ sử học...
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng xưa nay vốn là người kín tiếng, riêng về gia đình càng kín tiếng hơn, nên công chúng hiếm ai biết các con ông đang làm gì.
“Phụ nữ khôn ngoan chi tiền cho trải nghiệm, đàn bà dại chỉ lo gom góp cho đầy” câu nói này của người xưa là bài học lớn mà người phụ nữ nên chiêm nghiệm để cuộc sống được viên mãn, đủ đầy hơn.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.