7 mẹo tiết kiệm tiền đỉnh cao của người Nhật Bản: Tiết kiệm cũng cần nhìn... thời tiết
Không chỉ giỏi trong kinh doanh, người Nhật Bản còn khiến cả thế giới ngả mũ thán phục với các mẹo tiết kiệm tiền độc đáo và hiệu quả.

Người Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là giỏi tiết kiệm, khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục. Điều này là do họ nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại thêm điều kiện sinh tồn và phát triển quá khắt khe. Người dân xứ hoa anh đào đã sớm hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, cho rằng đây là phương pháp sống hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là 7 mẹo tiết kiệm tiền đỉnh cao mà ai cũng nên biết:
Sử dụng hàng nội địa

Dù hiện tại đa phần các sản phẩm công nghệ, điện tử nổi tiếng đều xuất xứ từ châu Âu, nhưng nhiều gia đình tại Nhật Bản vẫn chỉ trung thành với sản phẩm nội địa. Đơn giản là vì sản phẩm của họ chất lượng quá tốt, lại thiết kế để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Nhật. Chưa kể, người Nhật còn tâm niệm rằng sử dụng hàng nội địa là yêu nước, làm giàu cho quốc gia.
Tiết kiệm chi tiêu
Người Nhật luôn đặt mục tiêu tài chính rõ ràng, cũng như đưa ra con số tiết kiệm tiền cụ thể. Họ cho rằng, con số nhỏ khi gộp lại có thể trở thành món hời lớn, vì thế ngay cả những đồng xu lẻ cũng phải tích cóp. Người Nhật luôn tâm niệm phải "so sánh, so sánh và so sánh". Trước khi chi tiền mua gì đó, họ sẽ so sánh xem món nào có giá tốt và giá trị sự dụng tốt nhất.
Ngoài ra, họ chỉ chi khoảng 5% thu nhập cho chuyện hưởng thụ cá nhân, còn lại là đổ vào tiết kiệm. Người Nhật cũng chẳng ngại việc mua hàng giảm giá, thậm chí còn vô cùng yêu thích điều đó. Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, ghi chú những món đồ cần mua sắm và tới chính xác vị trí đặt món hàng đó ngoài siêu thị, vừa tiết kiệm thời gian, vừa ngăn ngừa sự chú ý tới những món đồ khác...
Ăn uống thanh đạm, sống giản dị

Nếu từng dùng bữa với một gia đình Nhật Bản, ta sẽ sớm nhận thấy rằng các món ăn luôn được nấu ít nhiều so với những nước khác. Họ chú trọng việc ăn uống thanh đạm, vừa đủ, tránh tình trạng phải bỏ thức ăn.
Điều này cũng tương tự với việc mua sắm nội thất, đồ đạc, hầu hết người Nhật đều theo đuổi triết lý tối giản. Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ để phù hợp với căn hộ, không hề có những đồ "thừa" bên trong căn nhà của người Nhật. Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng.
Nhìn thời tiết để tiết kiệm
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng thật ra lại hợp tình hợp lý. Người Nhật hiếm khi bật máy sưởi hay điều hòa vào mua đông để làm ấm cả nhà, mà chỉ dùng nó khi cả nhà tập trung vào một phòng. Thậm chí, có người còn tiết kiệm tới mức chỉ làm ấm những khu vực nào có người sinh hoạt, hay quây quần dưới một bàn sưởi kotatsu...
Khi trời nóng cũng vậy, họ tránh việc bật điều hòa cả ngày, dù các thiết bị này đều có chế độ tiết kiệm điện. Họ cũng thường xuyên tắt điều hoà khi không có nhu cầu sử dụng hoặc ra khỏi phòng quá lâu, không những tiết kiệm được tiền điện mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Dùng phương tiện giao thông công cộng

Với người Nhật Bản, thay vì mua sắm xe riêng, họ lại thích sử dụng phương tiện công cộng hơn. Tàu điện ngầm có thể coi là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở xứ hoa anh đào, sau đó là đế xe đạp. Ngoài ra, họ cũng đặc biệt thích đi bộ, có thể thấy rõ điều này qua ngã tư "thần thánh" Shibuya.
Nguyên do là vì nếu dùng ô tô hay xe máy, họ sẽ phải tiêu tốn khá nhiều tiền để mua xăng, bảo dưỡng cũng như tiền bảo hiểm xe. Thay vào đó, di chuyển bằng phương tiện công cộng hay xe đạp sẽ tối ưu hơn nhiều. Ngoài ra, trộm cắp ở Nhật Bản cũng là điều ít khi xuất hiện, thế nên người Nhật có thể thoải mái đạp xe và đỗ tại nơi quy định mà không lo ngại chuyện mất xe.
Tiết kiệm cho thế hệ sau
Mặc dù tỷ lệ kết hôn và sinh con ngày càng thấp ở Nhật Bản, nhưng điều này không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ tiết kiệm cho thế hệ sau. Với những gia đình cso con, 1/2 thu nhập của họ dành cho con cái. Thuế thừa kế ở nước này cũng khá cao, do đó họ không có thói quen vung tiền mua sắm của cải đề dành làm của hồi môn. Thay vào đó, người Nhật đầu tư vào giáo dịch, trải nghiệm xã hội và kinh nghiệm kiếm tiền cho thế hệ sau.
Thói quen tiết kiệm vô cùng phổ biến

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được dạy về thói quen tiết kiệm. Tiết kiệm có thể nói đã trở thành một nét văn hóa của người dân nước này, xuất hiện trong mọi mặt đời sống. Các công ty tại Nhật luôn tìm cách sáng tạo nên những sản phẩm tiết kiệm cho người dùng. Những chiếc toilet dội vừa đủ, tận dụng nước rửa tay để dội toilet,... có vô vàn phát minh thú vị hướng tới mục đích tiết kiệm. Một khi tất cả mọi người đều tiết kiệm, chẳng có lý do gì để sống một cách hoang phí ở xứ sở mặt trời.
Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị
Đọc thêm
Giống như năm 2021, Nhật Bản vẫn là quốc gia xếp hạng nhất trong top 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022.
Dù làm bất cứ công việc gì, người Nhật Bản luôn đề cao sự tử tế, và đó cũng là triết lý kinh doanh họ gìn giữ bao đời nay.
Các nền văn hóa trên khắp thế giới có những phong tục đón Tết dương lịch truyền thống độc đáo giúp họ bắt đầu năm mới đúng như ý muốn và đầy may mắn.
Tin liên quan
“Mua chục trứng gà để mua tình yêu cho mẹ” là câu chuyện nhân văn về tình cảm mẹ con khiến nhiều người bồi hồi xúc động
Có lẽ Tết Nhâm Dần 2022 là cái Tết buồn nhất đối với gia đình và bản thân của cháu Lê Duy Phương (10 tuổi, ở thôn Đức Phú Vân, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá). Bởi năm nay, gia đình của cậu bé phải đón Tết trong khu cách ly.
Sáng nay (14/2), Google Doodle đã thay đổi giao diện, đăng tải trò chơi tương tác hình 2 chú chuột hamster trên trang chủ để chào mừng ngày ngày Lễ tình nhân năm 2022.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.