Tầm
Lạm phát ngày một tăng cao, người dân Hàn Quốc làm một nghề không đủ sống
Lạm phát tăng cao khiến giá cả cũng như chi phí sinh hoạt leo thang, khiến nhiều người dân Hàn Quốc phải làm nhiều hơn 1 công việc.

Anh Choi Sung-hoo đang sống ở Sejong, phía Nam Seoul, khá chật vật vì gia đình có 2 người con. Anh nói: "Tôi có việc làm nhưng tiền lương hàng tháng không đủ nuôi gia đình". Con của anh đang học cấp 2, theo học các lò luyện thi tiếng Hàn, tiếng Anh và Toán.
Vợ chồng anh Choi có thể lo liệu được, nhưng lạm phát tăng cao khiến họ gặp khó. Choi cho biết: "Mọi thứ đều tăng trừ tiền lương của tôi". Đó là lý do mà anh quyết định đi làm công việc thứ 2 là shipper vào cuối tuần. Ngay cả vợ anh cũng đang cân nhắc việc xin làm thêm thu ngân ở trung tâm bán lẻ gần nhà sau giờ hành chính.
Vợ chồng Choi không phải những người duy nhất làm một nghề không đủ sống. Bà mẹ hai con Shin Ji-seon, 30 tuổi, vừa nhận công việc bán thời gian ở quán cà phê. Chị nói: "Tôi phải làm thêm khi chi phí tăng quá nhanh và thu nhập hàng tháng của chồng không đủ".

Ngày càng nhiều người Hàn Quốc buộc phải tìm nghề tay trái hoặc công việc thứ hai vì giá cả tăng mạnh. Dữ liệu từ cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, trong tháng 5/2022 đã có hơn 629.600 người tìm kiếm việc làm thứ hai, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 18,4% so với một năm trước. Con số này cũng tăng 65% so với hồi tháng 1/2020. Nguyên nhân của sự gia tăng là do lạm phát, được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Hàn Quốc ghi nhận mức lạm phát đạt 6,3% trong tháng 7, chỉ thấp hơn 6,8% của tháng 11/1998, thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Ngân hàng Trung ước nước này vừa tăng lãi suất, khiến tổng nợ hộ gia đình ở Hàn Quốc tăng 1.752 tỷ won.
Được biết, tình trạng này đang diễn ra ở nhiều quốc gia khác. Theo khảo sát từ Insuranks, khoảng 44% người Mỹ đang làm thêm ít nhất một công việc để kiếm sống qua ngày. Cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 1.000 người tham gia từ ngày 31/6 - 2/6 cho thấy, gần 30% người chia sẻ họ phải làm thêm bởi lạm phát đạt mức cao nhất 40 năm qua.

Tuy nhiên, nỗ lực này có thể chỉ là muối bỏ bể. Paula Pant, người dẫn chương trình podcast "Afford Anything" nhận định: "Nhưng cố gắng làm thêm chưa chắc là cách tốt nhất, nếu mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền hơn".
Cô giải thích, nếu công việc chính được trả lương cao, người lao động nên tính tới việc đề nghị thăng chức, hoặc tìm cách tăng chuyên môn. Paula cho biết: "Hãy chọn cách hiệu quả nhất về thời gian và nâng cao hiệu suất cũng như tinh thần để kiếm thêm tiền".
Theo Korea Times, CNBC
Xem thêm: Từng tự tin nghỉ hưu sớm, không ít người trung niên cuống cuồng đi làm lại vì sợ lạm phát
-
Tầm 4 ngày trước
9 câu chuyện nỗ lực đổi đời của người nổi tiếng tiếp thêm động lực cho bạn cố gắng
-
Tầm 5 ngày trước
Câu chuyện về ông lão tốt bụng được Google vinh danh và bí mật giấu kín suốt 50 năm
-
Tầm 7 ngày trước
Phùng Đức Minh: Từ nam sinh chỉ đạt 0.93/4 đến tốt nghiệp bằng giỏi ĐH Bách Khoa
-
Tầm 16:06 20/03/2023
Nữ thủ khoa với GPA 3.9/4.0 bật mí bí kíp học tập: Không bao giờ đợi "nước đến chân mới nhảy"
-
Tầm 08:00 16/03/2023
Chiếc xe đạp thồ cũ kĩ chở ước mơ làm giáo viên của cô gái người Mông
-
Tầm 08:00 15/03/2023
"Tôi đã sẵn sàng chết đi tất cả phần con người mình vốn có, để có thể sinh ra phần con người mà tôi muốn trở thành"
-
Tầm 08:00 14/03/2023
Lee Ji Seon đánh bại nghịch cảnh: Từ cô sinh viên bị tai nạn hủy dung đến nữ giảng viên truyền cảm hứng
-
Tầm 08:00 13/03/2023
Cuộc đời truyền cảm hứng của nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam Hoàng Xuân Sính
0 Bình luận