Chuyên gia cảnh báo lạm phát niềm vui: Sẵn sàng chi bộn tiền cho việc giải trí dù bản thân còn khốn khó

Lạm phát niềm vui - funflation là một khái niệm khá mới, nói về thói quen chi tiêu quá mức cho giải trí trong khi bản thân còn khốn khó.

Chi Nguyễn
14:00 17/06/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Funflation" hay còn gọi là Lạm phát niềm vui là một hiện tượng kinh tế gần đây ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng. Nó xuất hiện sau đại dịch COVID-19, là khi người tiêu dùng sẵn sàng chi số tiền lớn cho giải trí và trải nghiệm bất chấp chi phí sinh hoạt và các chi phí khác ngày càng tăng.

Điều làm cho lạm phát niềm vui trở nên độc đáo là nó đi ngược lại các xu hướng kinh tế thông thường. Thông thường, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến việc người tiêu dùng thiết lập ngân sách chặt chẽ hơn và chi tiêu ít tiền hơn. Tuy nhiên, xu hướng gần đây cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi hàng nghìn USD cho vé xem hòa nhạc hoặc du lịch, đặc biệt là người trẻ!

Câu hỏi đặt ra là đại dịch đã dẫn đến xu hướng này như thế nào? 

lam-phat-niem-vui-funflation-la-gi-va-vi-sao-can-ne-tranh-no

Tác động kinh tế của COVID

Về cơ bản, người tiêu dùng cảm thấy họ cần phải bù đắp khoảng thời gian đã mất do cách ly. Chuyên gia mua sắm thông minh Trae Bodge cho biết: "Họ từng bị mắc kẹt trong nhà và khi cảm thấy an toàn để đi ra ngoài, rất nhiều thứ trở nên đắt đỏ hơn - đặc biệt là du lịch - thứ mà chúng tôi khao khát. Lạm phát là phản ứng của chúng tôi đối với vấn đề này". Đó là lý do mà funflation xuất hiện.

Nhiều người đã liên tưởng đến lạm phát Swift với chuyến lưu diễn Eras Tour của Taylor Swift. Rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn USD để đi xem nữ ca sĩ biểu diễn, kết hợp với việc đi du lịch. Có thể hiểu được rằng mọi người muốn dành chi tiêu của mình cho những thứ mà họ có thể đã bỏ lỡ trong thời kỳ đại dịch, nhưng cuối cùng thì lạm phát cũng gây ra những hậu quả tiêu cực về tài chính.

Tương tự với Swiftflation, người tiêu dùng hiện đang bắt đầu đối mặt với tác hại của lạm phát niềm vui. Chuyên gia tài chính cá nhân Erika Kullberg cho biết: "Những gì chúng ta đang thấy gần đây, đặc biệt là sau khi một số buổi hòa nhạc nổi tiếng bị hủy bỏ, là người tiêu dùng đang cảm thấy bị siết chặt. Có vẻ như chúng ta đang vượt ra khỏi phản ứng ban đầu sau đại dịch để tiến tới một thứ gì đó ít ăn mừng hơn và hợp lý hơn một chút khi người tiêu dùng trên khắp đất nước cảm thấy họ không còn có thể biện minh cho giá vé và phí đắt đỏ với chi phí sinh hoạt luôn ở mức cao như vậy".

lam-phat-niem-vui-funflation-la-gi-va-vi-sao-can-ne-tranh-no

Mặc dù thói quen này có thể chỉ được hình dung như một khái niệm tạm thời nhưng cuối cùng nó đã trở thành một xu hướng lâu dài. Đối với nhiều người tiêu dùng, nó vẫn là một tác động kéo dài của đại dịch.

Todd Stearn, người sáng lập kiêm CEO The Money Manul cho hay: "Nếu mọi người không đi du lịch, ăn tối, đi xem hòa nhạc hoặc có nhiều ngân sách giải trí trong một thời gian dài, họ có thể cảm thấy mình có đủ khả năng chi nhiều hơn cho những thứ này sau đó. Tuy điều đó có thể đúng, nhưng nếu họ không theo dõi chặt chẽ chi tiêu của mình, họ có thể dễ dàng vượt quá bất kỳ khoản dự phòng bổ sung nào mà họ kiếm được".

Làm sao để tránh?

Hiện nay, lạm phát niềm vui là điều mà người tiêu dùng nên cảnh giác. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những người tiêu dùng không theo dõi đúng thói quen chi tiêu của họ hoặc nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến các chi phí cần thiết như hóa đơn.

Stearn nói: "Lạm phát niềm vui có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tài chính của họ trong thời gian dài sắp tới. Nhưng nếu bạn có một ngân sách vững chắc mà bạn tuân thủ trong mọi chi tiêu của mình, thì bạn sẽ biết chính xác mình có thể chi bao nhiêu cho những thứ như chuyến đi, buổi hòa nhạc và ăn tối ở ngoài".

lam-phat-niem-vui-funflation-la-gi-va-vi-sao-can-ne-tranh-no

Có nhiều cách để hạn chế tác động của lạm phát này. Chẳng hạn như tham gia các sự kiện miễn phí hoặc giá cả phải chăng hơn, đặt ngân sách giải trí nghiêm ngặt... Bodge nói: "Mặc dù điều quan trọng đối với chúng ta là tận hưởng cuộc sống của mình - có lẽ là hơn bao giờ hết - nhưng chúng ta cũng cần phải làm như vậy trong khả năng tài chính của mình. Thay vì dùng tiền tiết kiệm hoặc mắc nợ để vui chơi, lý tưởng nhất là chúng ta nên tham gia vào các hoạt động có chi phí khiêm tốn hơn và tiết kiệm cho những cuộc phiêu lưu xa hoa hơn".

Theo GOBankingRates

Xem thêm: Quy tắc đầu tư 60/40: Bí quyết kiếm tiền hiệu quả giữa thời kỳ lạm phát

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận