Jimmy Wales: Nhà sáng lập "phao cứu sinh của 95% học trò" Wikipedia từng khước từ cơ hội trở thành tỷ phú

Thay vì biến Wikipedia thành mô hình sinh lời định giá 5 tỷ USD, Jimmy Wales đã chọn con đường phi lợi nhuận và khước từ cơ hội trở thành tỷ phú.

Chi Nguyễn
17:39 27/04/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện nay, 5 website phổ biến nhất thế giới theo số liệu thống kê lần lượt là Google, Youtube, Facebook, Baidu (công cụ tìm kiếm của Trung Quốc) và Wikipedia. Với lượng truy cập khổng lồ, nhà sáng lập của loạt website này hầu hết đều trở thành những tỷ phú siêu giàu.

jimmy-wales-cha-de-cua-wikipedia-tung-khuoc-tu-co-hoi-thanh-ty-phu
Wikipedia là 1 trong 5 website phổ biến nhất thế giới

Tuy nhiên trong số đó chỉ duy nhất Jimmy Wales, tên thật là Jimmy Donal Wales lại khiêm tốn với với khối tài sản chỉ hơn 1 triệu USD. Có thể nói, Wales chính là nhà sáng lập "nghèo" nhất thế giới, khi sở hữu trang web được truy cập nhiều thứ 5 thế giới nhưng lại không phải là tỷ phú.

Đứa trẻ với thú vui nghiền ngẫm bách khoa toàn thư

Ngay từ khi còn nhỏ, Wales đã thể hiện mình là một đứa trẻ tò mò, hiếu học và rất ham đọc sách. Mẹ và bà của Wales cùng điều hành một trường tư thục nhỏ tên House of Learning ở địa phương, vì thế cả Wales và ba anh chị em của mình đã được giáo dục từ rất sớm. Wales chia sẻ, ông được giáo dục theo phương pháp Montessori, một phương pháp lấy trẻ làm trọng tâm đề cao tính tự giác của trẻ. 

jimmy-wales-cha-de-cua-wikipedia-tung-khuoc-tu-co-hoi-thanh-ty-phu
Wales đã sớm nhận ra khuyết điểm của các quyển bách khoa toàn thư, đó là dù nó có chứa vô vàn kiến thức đi chăng nữa, nó cũng không bao giờ có đủ và cập nhật kịp thời

Hai sở thích lớn nhất của Wales khi đó chính là nghiền ngẫm các quyển bách khoa toàn thư và chơi với máy tính ở cửa hàng của bác. Wales đã sớm nhận ra khuyết điểm của các quyển bách khoa toàn thư, đó là dù nó có chứa vô vàn kiến thức đi chăng nữa, nó cũng không bao giờ có đủ và cập nhật kịp thời. Lúc đó, đính kèm bách khoa toàn thư là các nhãn dán để người đọc dán nhãn và ghi chép cập nhật cho quyển sách ấy. Wales đã rất chăm chú dãn nhán lên các trang sách, ông từng nói rằng: "Tôi đùa là tôi đã sửa đổi từ điển bách khoa toàn thư mà mẹ mua ngay từ khi còn là một đứa trẻ".

Lớn lên, Wales theo học chuyên ngành tài chính ở đại học, rồi bỏ dở chương trình tiến sĩ để làm việc cho một hãng dịch vụ tài chính. Khi ấy, Internet bắt đầu xuất hiện và Wales đã lập tức bị cuốn hút. Ông đã dùng những kiến thức tự học được để lập trình một trang web riêng.

Năm 1996, Jimm Wales bỏ việc tại công ty để đồng sáng lập Bomis, một công cụ tìm kiếm xuất hiện trước Google. Dù đây là một startup không thành công, nhưng nó là bước đêm để Wales theo đuổi ước mơ tạo ra một bách khoa toàn thư trực tuyến. 

Tạo ra bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nghĩ là làm, vào tháng 3/2000, Wales cho ra đời bách khoa toàn thư Nupedia, nhận các bài viết từ tình nguyện viên và mới giáo sư Larry Sanger làm chủ biên. Mỗi bài viết khi ấy phải trải qua 7 bước duyệt để được đăng tải, sau 1 năm vận hành, Nupedia chỉ có mỗi 21 bài.

jimmy-wales-cha-de-cua-wikipedia-tung-khuoc-tu-co-hoi-thanh-ty-phu
Nupedia - tiền thân của Wikipedia

Chán nản với tiến trình ì ạch, Wales thử tự viết một bài để tìm hiểu vấn đề nằm ở đâu. Sau khi hoàn thành một đề tài, Wales phát hiện ra quy trình đăng tải hiện tại khiến ông có cảm giác bó buộc như khi còn đang đi học. Đó là lúc ông nhận ra mình cần thay đổi quy trình và xây dựng bách khoa toàn thư trực tuyến thành một cộng đồng mở.

jimmy-wales-cha-de-cua-wikipedia-tung-khuoc-tu-co-hoi-thanh-ty-phu
Năm 2001, Wikipedia ra đời

Năm 2001, Wikipedia ra đời và tồn tại song song với Nupedia. Wales đã tạo ra nó dựa trên concept Wiki - dạng web động mà người dùng có thể tham gia chỉnh sửa nội dung mọi lúc (wiki trong tiếng Hawai có nghĩa là nhanh). Chỉ trong một thời gian ngắn, Wikipedia đã nhanh chóng lấn át tiền thân của nó cả về lượt truy cập lẫn cộng đồng tham gia.

Năm 2002, Larry Sanger rút khỏi cả hai website, tạo ra một vụ tranh cãi chấn động giữa Sanger và Wales về vai trò sáng lập. Giáo sư Sager khẳng định mình là nhà đồng sáng lập Wikipedia, nhưng Wales nói rằng ông là người toàn quyền đứng sau concept bách khoa toàn thư mở trực tuyến.

jimmy-wales-cha-de-cua-wikipedia-tung-khuoc-tu-co-hoi-thanh-ty-phu
Giáo sư Larry Sanger, đồng sáng lập Wikipedia

Không ai nhớ chính xác mục từ đầu tiên xuất hiện trên Wikipedia là gì, nhưng bài viết với mốc thời gian sớm nhất được tìm thấy là về chữ cái Q. Người dùng có thể đăng tải những gì mình muốn lên bách khoa toàn thư trực tuyến, là bước khởi đầu của một kho tri thức đồ sộ với sự chung tay đóng góp của cư dân toàn cầu.

Khước từ cơ hội trở thành tỷ phú

Khi Wales nhìn thấy Wikipedia đứng thứ 50 trong danh sách những trang web phổ biến mất, ông đã nhận ra mình đang cầm trong tay một "bom tấn". Theo ước tính, Wikipedia có thể là một dự án tỷ đô, định giá từ 5-6,6 tỷ USD, thừa sức đưa Jimmy Wales trở thành tỷ phú. Dù vậy, cha đẻ của Wikipedia đã khước từ cơ hội này và chọn con đường phi lợi nhuận cho bách khoa toàn thư trực tuyến.

jimmy-wales-cha-de-cua-wikipedia-tung-khuoc-tu-co-hoi-thanh-ty-phu
Cha đẻ của Wikipedia đã khước từ cơ hội này và chọn con đường phi lợi nhuận cho bách khoa toàn thư trực tuyến

Wales hi vọng Wikipedia sẽ trở thành một cột mốc văn hóa, theo đuổi mục tiêu phục vụ cộng đồng. Quỹ phi lợi nhuận Wikimedia do Wales sáng lập đã quản lý Wikpedia từ năm 2003, hướng tới sứ mệnh thu hẹp khoảng cách tiếp cận tri thức, giúp mọi người có nguồn thông tin hữu ích để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Theo indianexpress, trang web được điều hành bởi một nhóm khaorng 250 nhân viên cùng hơn 250.000 tình nguyện viên trên toàn cầu. Sau khoảng 20 năm hoạt động, Wikipedia đã tích lũy được hơn 50 triệu bài viết bằng 300 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi tháng, Wikipedia vẫn nhận được hàng trăm ngàn bài viết của các tình nguyện viên trên khắp thế giới.

Nguồn thu của Wikipedia hoàn toàn đến từ tiền quyên góp duy trì kho kiến thức, ước tính đạt khoảng 85 triệu USD vào năm 2018. Được biết, số tiền quyên góp được sử dụng để vận hành website (tốn khoảng 25 triệu USD/năm) và chi trả lương cho nhân viên. Ngoài ra, các tình nguyện viên tham gia đều đóng góp tri thức miễn phí, không đòi hỏi khoản lợi nhuận nào.

Lời khuyên từ "cánh tay phải của Warren Buffett" Charlie Munger: Sao chép chỉ đem lại giá trị trung bình!

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận