"Học lỏm" 7 bài học kinh doanh thần sầu từ ĐH Harvard: Áp dụng đúng, thực chiến thành công

Một cây viết có tiếng đã tham gia khóa học kinh doanh trực tuyến từ ĐH Harvard, sau đó đúc kết 7 bài học kinh doanh thần sầu.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 07/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Richard Feloni là một cây viết có tiếng của Business Insider về đề tài kinh tế. Anh từng tham gia một khóa học kinh doanh trực tuyến của ĐH Harvard, sau đó đúc kết ra 7 bài học kinh doanh thần sầu. Anh cho hay, từ những bài tập tình huống sát với thực tế, học viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng cũng như chiến thuật kinh doanh hữu ích. Dưới đây là 7 bài học anh đã đúc kết sau khóa học:

hoc-lom-7-bai-hoc-kinh-doanh-dh-harvard-dang-day-sinh-vien

Người chiến thắng cũng có thể là kẻ thua cuộc

Điều này rất đúng khi nhìn các buổi đấu giá, khi mà thông tin là điều tối quan trọng. Một người tham gia phiên đấu giá mà không nắm rõ giá trị món hàng thì họ chiến thắng là tất nhiên, miễn là họ có nhiều tiền.

Feloni lý giải, việc một người định giá món hàng thấp hơn giá trị thực của chúng và người trả đúng giá trị của món hàng có một điểm chung là chúng chẳng mang về cho họ chút lợi nhuận nào (thặng dư = 0). 

Nhưng họ đều không thắng đấu giá. Người sở hữu món đồ chỉ vì trả giá cao hơn không hẳn là người thắng, bởi có thể họ đã định giá món hàng quá cao. Trong trường hợp này, không những không có lợi nhuận, họ còn bị “thâm hụt” do phải trả cao hơn giá trị thật của sản phẩm.

Những bộ sản phẩm quá tối ưu thường lãng phí

hoc-lom-7-bai-hoc-kinh-doanh-dh-harvard-dang-day-sinh-vien

Chắc hẳn chúng ta đã từng mua trọn bộ một gói sản phẩm nào đó mà không hề biết rằng có những thứ chúng ta không thực sự cần. Chẳng hạn, bạn cần dùng Microsoft Word và Excel, nhưng lại nghĩ rằng có thể mình sẽ cần Power Point hay thêm nữa. Thế là, bạn mua một bộ sản phẩm Microsoft Office vì thấy như vậy sẽ hời hơn. Nhưng thực tế, có vô số ứng dụng bạn sẽ không dùng tới, chẳng hạn như OneNote hay Access.

Cái hay của việc kinh doanh gói sản phẩm này là nó tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp không phải vì nhu cầu thực sự của khách hàng, mà vì sở thích của họ. Microsoft đã chiến thắng nhờ chính sách phân biệt giá, khi mà họ bán hàng hóa giống nhau với các mức giá chênh lệch và ưu đãi khiến bạn nghĩ là mình "hời".

Giá trần và giá sàn có thể chỉ làm phức tạp hóa vấn đề

Năm 2012, nước Mỹ bị tàn phá nặng nề bởi  siêu bão Candy, khiến nước này rơi vào tình trạng khan hiếm nhiên liệu. Người dân đổ xô đi mua nhiên liệu, các nhà bán lẻ xăng dầu lại "đội giá", khiến nguồn cung càng eo hẹp. New York là nơi bị ảnh hưởng bởi điều này, khiến hàng ngàn người dân phải xếp hàng dài chờ mới mua được nhiên liệu.

Ngay sau sự việc đó, Chính quyền bang New York đã phải ban hành đạo luật “Chống giá cắt cổ” (anti-price gouging law) nhằm ngăn chặn tình trạng này. Mức “giá trần” được đặt ra. Đây là mức giá cao hơn giá cân bằng (giá sàn – là giá trị mà tại đó lượng cung sẽ bằng lượng cầu) và các công ty không được tăng vượt mức giá này.

Dù vậy, mức giá trần không thỏa mãn nhu cầu thu lời của các công ty ở bang khác. Vì thế, họ không đủ động lực để vận chuyển xăng xầu tới bán cho người dân ở New York. Tình trạng khan hiếm kéo dài, dẫn đến việc xảy ra xô xát, tranh cãi.

Trường hợp giá trần, giá sàn không có tác dụng cũng xảy ra tương tự đối với mức lương tối thiểu, khi chính quyền quyết định áp mức giá sàn (giá tối thiểu) cho một thị trường lao động có độ co giãn. Khi đó, đã có nhiều công nhân chấp nhận làm tăng ca để được trả thêm tiền, dẫn đến tình trạng dư thừa sức lao động và kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Chi phí cố định không được tính vào định giá sản phẩm

hoc-lom-7-bai-hoc-kinh-doanh-dh-harvard-dang-day-sinh-vien

Chi phí cố định như tiền thuê nhà, đầu tư trang thiết bị sẽ không bị ảnh hworng tới việc định giá sản phẩm. Nó có thể ảnh hưởng đến quyết định sáp nhập hay tiếp tục kinh doanh của công ty, nhưng không phải là giá cả.

Chẳng hạn, nếu bạn bỏ ra 300.000 USD để mở một quán cà phê và bán một ly cà phê với giá 2 USD thì bất cứ khoản tiền nào kiếm được từ 2 USD cũng là lợi nhuận. Vì thế, nếu bạn quyết định hạ giá bán ly cà phê thấp hơn 2 USD (để cạnh tranh với đối thủ khác) thì con số 300.000USD ban đầu cũng không "ảnh hưởng" gì, chỉ có mức lợi nhuận mà bạn kiếm được bị giảm đi thôi.

Do đó, chi phí cố định không được lấy làm cơ sở để định giá sản phẩm. Giá bán sản phẩm được xác định dựa trên chi phí sản xuất (như nguyên vật liệu, bao bì, nhân công…).

Mẫu ngẫu nhiên đáng tin hơn

Khi bạn đang đo lường mức độ tác động của một biến số với vấn đề nào đó, thì mức trung bình mẫu sẽ có phân phối chuẩn (còn được gọi là Đường cong chuông), theo Định lý giới hạn trung tâm. Dù vậy, thực tế không ai lại tốn nhiều thời gian và nguồn lực để khảo sát một lượng lớn mẫu và ngồi tính toán trung bình.

Thay vì vậy, với độ tin cậy khoảng 95%, từ giá trị trung bình một số mẫu đã có, ta sẽ tính được độ lệch chuẩn của mức trung bình dân số. Nếu không đi sâu vào toán học thì đây là cách chúng ta có thể tự tin xác định phạm vi các giá trị được tính từ một mẫu.

Khấu hao tài sản và giá trị hàng tồn kho không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh

hoc-lom-7-bai-hoc-kinh-doanh-dh-harvard-dang-day-sinh-vien

Khi một nhà máy tậu được bộ máy sản xuất mới, thì công ty phải tìm cách tính giá trị khấu  hao (tức là khấu hao tài sản). Có 2 cách để làm điều đó:

- Khấu hao heo phương pháp đường thẳng: Mức khấu hao hằng năm sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

- Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Chi phí được ghi nhận trong những năm đầu sẽ nhiều hơn so với những năm sau đó.

Giá trị hàng tồn kho cũng được tính tương tự, với 2 phương pháp:

- Nhập trước, xuất trước (FIFO): Sản phẩm được nhập vào kho lâu nhất sẽ được tính là xuất đầu tiên.

- Nhập sau – xuất trước (LIFO): Hàng hóa nhập kho gần nhất sẽ được xuất ra trước.

Dòng tiền lưu thông hé lộ sức khỏe công ty

hoc-lom-7-bai-hoc-kinh-doanh-dh-harvard-dang-day-sinh-vien

Những thông báo về dòng tiền của công ty sẽ hé lộ "sức khỏe" của công ty đó. Đó cũng là cách mà các nhà đầu tư "sành sỏi" như Warren Buffett xác định đâu là công ty mà họ nên đầu tư cổ phiếu. Dưới đây là một số yếu tố:

– Khởi nghiệp: Thông thường dòng tiền trong giai đoạn này sẽ đi ra, “đổ” vào công việc kinh doanh, đầu tư bên ngoài cùng hoặc chi trả cho những biến động lớn trong ngành tài chính.

– Sinh lãi (Giai đoạn tăng trưởng): Lượng tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ “chảy” vào ngân sách công ty, đồng thời dòng tiền sẽ chuyển ra bên ngoài tiếp tục đổ vào dự án đầu tư, hay mất mát do những biến động tài chính.

– Mở rộng vốn (Giai đoạn ổn định): Tương tự như giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên lúc này sẽ có một ít dòng vốn ra khỏi công ty dành cho việc đầu tư, thay thế thiết bị đã cũ và lượng tiền mặt đổ vào hoạt động tài chính bên ngoài cũng nhiều hơn (dùng để trả các khoản vay hoặc chi trả cổ tức cho cổ đông).

– Thoái vốn (Giai đoạn suy giảm): Lúc này công ty đang trong giai đoạn suy giảm nên dòng vốn thường lưu thông ra bên ngoài nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ có thêm dòng vốn chảy vào công ty nhờ những hoạt động đầu tư (ví dụ: bán tháo các tài sản không dùng đến), và dòng vốn lưu thông ra-vào từ những hoạt động tài chính (nhiều khả năng công ty không tìm những khoản vay mới hoặc gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên).

Theo DNSG

Xem thêm: Nhìn đứa trẻ tập đi, tỷ phú ngông Richard Branson ngộ ra 3 bài học kinh doanh thần sầu

Đọc thêm

Ngưỡng mộ và nể phục bà ngoại, nữ sinh 10x Hà Nội đã quyết định viết bài luận về bà, rồi xuất sắc đỗ trường kinh doanh top 1 Mỹ.

Bài luận về bà ngoại giúp 10x Hà Nội đỗ trường kinh doanh top 1 nước Mỹ: Thất bại nhỏ không phải là dấu chấm hết
0 Bình luận

"Nữ hoàng cà phê" Lê Hoàng Diệp Thảo từng khẳng định đanh thép rằng: "Quân Hậu là để bảo vệ quân Vua nhưng đó cũng là quân mạnh nhất trên bàn cờ".

Triết lý kinh doanh của nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo: Quân Hậu để bảo vệ Vua, nhưng cũng là quân mạnh nhất
0 Bình luận

Trong kinh doanh vốn tồn tại nhiều loại mô hình khác nhau, nhờ có học thuyết "con bò sữa" mà bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp.

Học thuyết 'con bò sữa': Bí kíp kinh doanh theo mô hình phù hợp kiếm bộn tiền
0 Bình luận

Tin liên quan

Tọa lạc ở giữa "phố nhà giàu" Thảo Điền (TP Thủ Đức), cửa hàng 0 đồng của Hội chữ thập đỏ phường Thảo Điền đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người lao động khó khăn. 

Cửa hàng 0 đồng giữa 'phố nhà giàu' giúp cả người Việt lẫn người nước ngoài khi cần
0 Bình luận

Nhà chị Dương Thúy Trinh (tổ 16, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang) không quá dư giả nhưng chị lại yêu thích hoạt động nhân đạo từ thiện.

Chuyện về người phụ nữ không dư dả nhưng mê làm từ thiện
0 Bình luận

Từ thanh niên hăng say hiến máu "đời đầu", giờ đây ông Trần Ngọc Quế đã trở thành giám đốc Trung tâm Máu quốc gia.

Trần Ngọc Quế: Từ thanh niên hăng say hiến máu tới giám đốc Trung tâm Máu quốc gia
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất