Đau đầu với bài toán trả nợ sau vay vốn học đại học: E rằng mất cả đời cày cuốc mới xong

Học phí Đại học tăng dần, vốn vay cũng tăng, nhiều sinh viên sẽ gặp khó với "bài toán" trả nợ sau này.

Chi Nguyễn
11:10 21/09/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện tại, các trường đại học đang bắt đầu thực hiện tự chủ đại học. Khi ngân sách bị cắt giảm, các trường buộc phải lựa chọn tăng học phí để duy trì. Điều này kéo theo hệ lụy là nhiều sinh viên khó khăn không có tiền đi học, hoặc phải từ bỏ, hoặc vay vốn. 

Anh Nguyen PTT có chia sẻ trên VnExpress như sau: "Tôi có con cháu bắt đầu học cấp ba, bài toán học Đại học hay học nghề không còn là việc để đến cuối cấp mới tính nữa mà phải cân nhắc ngay từ đầu cấp. Nếu nhắm theo hướng học nghề: chỉ cần học đủ, vừa phải, không cần học thêm, không cần học IELTS mà đăng ký học lớp hoặc tự học ngoài các khóa đào tạo nghề ngắn hạn trước, đồng thời đi làm việc theo giờ lấy kỹ năng, kinh nghiệm.

Sau khi hoàn thành tốt nghiệp THPT, có thể cho con đi học nghề ngay. Cha mẹ nào định hướng như vậy sẽ dành dụm được kha khá tiền bạc giúp con khởi nghiệp, giúp đỡ phương tiện đi lại sau khi hoàn thành cao đẳng nghề, cuộc sống gia đình cũng sẽ dễ thở hơn, không phải gồng mình đổ hết tiền cho con hay mượn nợ.

dau-dau-voi-bai-toan-tra-no-sau-vay-von-hoc-dai-hoc

Còn nếu nhắm theo hướng Đại học thì cha mẹ phải bàn kỹ với con để động viên con cố gắng học, vì sẽ hao hụt kha khá tiền để theo việc học ngay từ đầu cấp (học thêm, luyện thi, học IELTS...), Đồng thời, cũng cần xác định tư tưởng rằng kiến thức Đại học hiện nay chưa đem lại giá trị tương xứng với số tiền bỏ ra và cũng không đảm bảo nghề nghiệp, không chỉ là học phí mà còn chi phí sinh hoạt, lấy bằng tin học, bằng tiếng Anh, chi phí đi lại (vì chạy học rất nhiều cơ sở và mất một thời gian lâu hơn để hoàn thành việc học).

Đó là còn chưa nói đến việc mang nợ khi ra trường nếu vay vốn đóng học phí, khả năng kiếm việc khi ra trường của sinh viên cũng khó khăn vì tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", bạn sẽ thất nghiệp nếu bản thân không có gì vượt trội. Nhiều sinh viên khi đóng học phí xong nghĩ lại rút về vì không thể theo nổi Đại học cho thấy nếu bài toán này tính từ đầu cấp ba thì sẽ tối ưu hơn nhiều và giảm áp lực học cho học sinh ngay từ đầu.

Ngày nay, tôi thấy nhiều sinh viên phải đi vay vốn học Đại học, trung bình cũng khoảng 200 triệu đồng để ra trường. Nếu chỉ tính phần gốc thì với mức lương trung bình 15 triệu đồng một tháng sau khi tốt nghiệp, tiết kiệm 30 triệu đồng một năm, thì khoảng bảy năm mới trả hết được gốc, 10 năm mới trả hết cả lãi lẫn gốc.

Tóm lại, bài toán vay tiền học Đại học giờ mỗi người cần cân nhắc rất kỹ, nếu không, bạn sẽ chỉ cày lưng trả nợ mà quên luôn mình sẽ sống thế nào?".

dau-dau-voi-bai-toan-tra-no-sau-vay-von-hoc-dai-hoc

Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các trường đại học tự chủ được phép thu tối đa gấp 2-2,5 lần trường chưa tự chủ. Thực tế, trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều trường đại học tăng từ 30% - 70%.

Rõ ràng, việc tăng học phí sẽ là một gánh nặng lớn với sinh viên nhưng không tăng học phí thì không thể có chất lượng cao trong đào tạo. Vì thế, dù mục đích tự chủ đại học là nâng cao chất lượng nhưng nguồn lực lại hạn chế là khó khăn, thách thức của nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập.  Tạm bỏ qua yếu tố học phí, để thu hút thí sinh, một cách công bằng, gần như xác định bởi 4 yếu tố là cơ sở vật chất - đội ngũ giảng viên - chương trình đào tạo và cơ hội trải nghiệm cho sinh viên.

Theo VnExpress, VTV

Xem thêm: Băn khoăn của mẹ đơn thân: Nên đầu tư và kinh doanh ra sao để sinh lời?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận