Cựu chuyên gia tài chính của JPMorgan chỉ ra 6 sai lầm tai hại mọi người dễ mắc ở tuổi 30

Theo vị cựu chuyên gia tài chính của JPMorgan, việc mắc phải 1 trong 6 sai lầm tai hại này khiến nhiều người lâm vào cảnh rỗng túi ở tuổi 30.

Chi Nguyễn
10:10 26/01/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anne Lester từng là Trưởng phòng Giải pháp nghỉ hưu của Tập đoàn giải pháp quản lý tài chính JPMorgan. Khi còn làm tại đây, vị chuyên gia này là người đứng đầu trong việc quảng bá sản phẩm đầu tư cho nghỉ hưu sớm của tập đoàn, tạo ra sản phẩm đầu tư tích hợp từ các dữ liệu ẩn danh và hiểu biết sâu sắc về các hành vi trong kinh tế học. Dưới đây là chia sẻ của cô về những sai lầm tai hại trong tài chính cản lối ta thành công ở tuổi 30:

cuu-chuyen-gia-jpmorgan-chi-ra-6-sai-lam-tai-chinh-de-mac-o-tuoi-30
Anne Lester từng là Trưởng phòng Giải pháp nghỉ hưu của Tập đoàn giải pháp quản lý tài chính JPMorgan

"Là cựu chuyên gia của công ty quản lý tài sản JPMorgan, tôi thấy nhiều con đường dẫn đến việc nghỉ hưu và nhiều bước quan trọng - cùng những sai lầm nghiêm trọng - mà nhiều người mắc phải trên con đường đầu tư của họ. Đây là 6 sai lầm lớn về tài chính mà nhiều người ở tuổi 30 thường mắc phải, và tại sao mà bạn nên tránh chúng:

Không có quỹ khẩn cấp

Có một quỹ khẩn cấp là chìa khóa để tránh việc nợ nần, khi mà việc nghỉ hưu sẽ là mục tiêu chính. Số tiền này nên đủ để chi trả cuộc sống trong 3-6 tháng để bạn có thể vượt qua những vấn đề bất ngờ như mất việc hay những khoản viện phí bất ngờ.

Ngoài ra, bạn nên để quỹ khẩn cấp trong một tài khoản thường chứ không phải tài khoản đầu tư để có thể sử dụng số tiền này ngay lập tức nếu cần.

Bảo hiểm thấp

cuu-chuyen-gia-jpmorgan-chi-ra-6-sai-lam-tai-chinh-de-mac-o-tuoi-30
Những khoản bảo hiểm mà mọi người không cần phải mua nhưng tôi cực kì khuyến nghị là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, thương tật

Nhiều người không muốn mua bảo hiểm vì nghĩ rằng họ đang trả tiền cho một thứ mà họ mong rằng không bao giờ cần đến. Thế nhưng, hậu quả của việc bảo hiểm thấp hoặc không có bảo hiểm lớn đến mức nó có thể khiến bạn phá sản ngay lập tức. Chỉ cần một lần nhập viện khẩn cấp hay một tai nạn trong công việc là tình hình kinh tế của bạn sẽ chịu ảnh hưởng ngay lập tức.

Những khoản bảo hiểm mà mọi người không cần phải mua nhưng tôi cực kì khuyến nghị là:

- Bảo hiểm nhân thọ: Thay thế tiền lương của bạn cho người nhà trong trường hợp tử vong.

- Bảo hiểm sức khỏe: Đảm bảo một lần nằm viện không khiến bạn bị phá sản.

- Bảo hiểm thương tật: Đảm bảo bạn và người nhà có thể giữ nguyên mức sống trong trường hợp bạn bị chấn thương và không thể tiếp tục làm việc.

- Bảo hiểm cho người thuê nhà: Nếu bạn không sở hữu một căn hộ, bạn có thể thay thế đồ đạc của mình trong trường hợp bị mất trộm hay hỏng hóc do hỏa hoạn, ngập lụt và những thảm họa khác.

Chỉ trả tiền tối thiểu cho các khoản nợ lãi cao

Nếu bạn có một khoản nợ lãi cao (hơn 5.8%), tôi khuyên bạn nên trả hết chúng nhanh nhất có thể trước khi trả các khoản nợ lãi thấp khác. Thậm chí, bạn nên chỉ trả khoản tiền tối thiểu cho các khoản nợ lãi thấp cho đến khi bạn trả hết các khoản nợ lãi cao. Bạn càng trả nợ nhanh thì bạn càng có thể tập trung vào các mục tiêu tài chính cá nhân của mình, điều mà cực kì quan trọng khi bạn ở tuổi 30.

Mua quá nhiều nhà

cuu-chuyen-gia-jpmorgan-chi-ra-6-sai-lam-tai-chinh-de-mac-o-tuoi-30
Sở hữu nhà là điều đáng mừng và có thể giúp bạn kiếm thêm tiền, nhưng điều đó không hoàn toàn được đảm bảo

Với việc giá nhà tăng cực cao trong năm nay, sẽ dễ hiểu nếu bạn cảm thấy cám dỗ đối với việc mua nhà mặc dù bạn vốn không có ý định đó. Tuy vậy, bạn nên chắc chắn rằng khi bạn mua nhà, bạn nên có đủ tiền để chi trả cho những vấn đề đột xuất như sửa chữa, bảo trì nhà cửa và có thể là những thay đổi về tiền bạc khi bạn bắt đầu lập gia đình.

Sở hữu nhà là điều đáng mừng và có thể giúp bạn kiếm thêm tiền, nhưng điều đó không hoàn toàn được đảm bảo. Tuy nhiên, điều chắc chắn là bạn sẽ phải chi nhiều hơn cho ngôi nhà của mình chứ không chỉ là khoản thanh toán thế chấp.

Không tiết kiệm để hướng đến nghỉ hưu

Khi bạn bước vào tuổi 30, nghỉ hưu nghe có vẻ xa vời. Thế nhưng, với mỗi đồng tiền bạn tiết kiệm, bạn sẽ có 10 đến 20 năm phát triển lãi kép so với khi bạn tiết kiệm ở tuổi 40 hay 50.

Nếu bạn là có một công việc với các kế hoạch 401(k) hay 403(b), ít nhất hãy tiết kiệm để ở mức nhân viên. Đó là khoản lời chắc chắn nhất mà bạn sẽ nhận được. Nếu công việc của bạn không có quỹ lương hưu 401(k), bạn nên tự tạo một tài khoản tiết kiệm IRA cho bản thân mình. Nếu bạn không thể đóng vào các quỹ lương hưu ở mức cao nhất, hãy hứa với bản thân rằng bạn sẽ đóng nhiều hơn mỗi khi được tăng lương.

Tiết kiệm cho con cái trước khi tiết kiệm cho bản thân

cuu-chuyen-gia-jpmorgan-chi-ra-6-sai-lam-tai-chinh-de-mac-o-tuoi-30
Tiết kiệm tiền học đại học cho con trước khi tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của mình là một sai lầm rất lớn

Một khi bạn trở thành một phụ huynh, việc bạn muốn đặt con cái lên trên bản thân là một điều rất bình thường.  Thế nhưng, tiết kiệm tiền học đại học cho con trước khi tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của bản thân là một sai lầm rất lớn.

Có rất nhiều cách để trả học phí đại học, ví dụ như học bổng hay chọn một ngôi trường có học phí rẻ. Một đứa con của tôi học ở trường đại học công lập, còn đứa khác thì nhận được học bổng từ nhiều trường khác nhau. Còn cách duy nhất để có tiền sau khi nghỉ hưu thì chỉ có tiết kiệm mà thôi".

Theo CNBC

Xem thêm: Chuyên gia tài chính cá nhân chỉ ra 5 sai lầm phổ biến khiến ta dễ lâm vào cảnh rỗng túi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận