Chuyên gia tài chính cá nhân chỉ ra 5 sai lầm phổ biến khiến ta dễ lâm vào cảnh rỗng túi

Nguyên do khiến ta "nghèo mãi hoàn nghèo" không ở đâu xa, nó có thể bắt nguồn từ việc ta quản lý tài chính không hợp lý.

Chi Nguyễn
15:14 06/01/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những sai lầm về quản lý tài chính hàng ngày có vẻ nhỏ, nhưng khi chúng tích lũy lại và kéo dài thì có thể gây ra hậu quả lớn. Các chuyên gia nghiên cứu về tài chính cá nhân ở ĐH Kansas (Mỹ) đã chỉ ra 5 sai lầm chi tiêu phổ biến mà nhiều người hay mắc phải như sau:

Quá tập trung vào tiết kiệm

5-sai-lam-khien-ta-de-lam-vao-canh-rong-tui-theo-chuyen-gia
Quá tập trung vào tiết kiệm cũng có thể là một sai lầm trong chi tiêu

Đây được coi là sai lầm phổ biến nhất, bởi không phải cứ tiết kiệm là có thể giàu có. Tiến sĩ tài chính Blain Pearson nhận định: "Nếu bạn chỉ tập trung vào việc lập ngân sách, cố gắng tiết kiệm tối đa, bạn sẽ kiệt sức".

Quá tập trung vào số tiền ta đang có trong tài khoản có thể khiến ta bỏ lỡ các mối quan hệ xã hội, trải nghiệm thú vị mà chỉ có một lần trong đời. Pearson cho biết, dù tiết kiệm và mua bảo hiểm rất quan trọng, nhưng đừng ám ảnh về tiền bạc. Ta chỉ nên coi tiền là một công cụ giúp ta tận hưởng cuộc sống mà thôi.

Không theo dõi chi tiêu

Tiến sĩ tài chính Megan McCoy cho hay: "Nhiều người không có khả năng quản lý tiền của mình, vì vậy họ chỉ biết né tránh thay vì nhìn vào nó". Với cô, đó là một sai lầm lớn, và chúng ta cần học thói quen kiểm tra tài khoản của mình mỗi ngày.

5-sai-lam-khien-ta-de-lam-vao-canh-rong-tui-theo-chuyen-gia
Theo dõi chi tiêu có thể giúp bạn nhận ra món hàng bạn thích liệu có đáng giá hay không

McCoy kể lại câu chuyện hồi còn đi học như sau: Khi cô học đại học, rất nhiều sinh viên thuê xe máy điện mới lắp trong khuôn viên trường. Mỗi buổi thuê chỉ tốn 5-7 USD, do đó các sinh viên nghĩ rằng đây là khoản chi nhỏ lẻ. Không ngờ, sau một thời gian, số tiền ấy đã tích lũy dần và họ tiêu gần hết tiền chỉ để thuê xe.

Vị chuyên gia này nhận định: "Theo dõi chi tiêu có thể giúp bạn nhận ra món hàng bạn thích liệu có đáng giá hay không, tiêu tiền cho việc này có làm bạn hạnh phúc hay bạn không nhận được bất kỳ niềm vui nào từ việc này". Để theo dõi chi tiêu, ta nên dùng một ứng dụng nào đó hoặc bỏ tiền tiết kiệm vào phong bì, hoặc bất cứ thứ gì đó tương tự. Dành ít nhất 5 phút mỗi ngày để theo dõi thu chi là một thói quen tốt.

Mua sắm vội vàng

McCoy cũng cho rằng, dự tính luôn đẹp hơn thực tế nhiều. Ta thường đặt lịch đi du lịch rồi mơ mộng về những thứ sẽ xảy ra trong chuyến đi đó. Nhưng thực tế, không phải chuyến đi nào cũng như ý. 

Nữ tiến sĩ tài chính này cho biết: "Chúng ta có nhiều khả năng đưa ra quyết định tốt hơn cho tương lai của mình và tâm lý tương tự cũng có thể áp dụng cho mỗi dịp mua sắm lớn hoặc đặt chỗ đi du lịch". Vì thế, khi chuẩn bị chi tiền mua món đồ có giá trị lớn, hãy dành từ 1-3 ngày để cân nhắc và tìm kiếm, so sánh giá cả ở nhiều nơi.

Không trao đổi với bạn đời

5-sai-lam-khien-ta-de-lam-vao-canh-rong-tui-theo-chuyen-gia
Không chung mục tiêu tài chính dễ gây ra mâu thuẫn, vì thế cặp đôi cần phải trao đổi và thỏa hiệp với nhau

Cả hai vị tiến sĩ tài chính đều cho rằng, có tồn tại sự "thiếu liên kết giữa bạn đời với nhau về mục tiêu tương lai" ở các cặp đôi. Chẳng hạn, người vợ mơ về cuộc sống nghỉ hưu ở gần biển, trong khi đó người chồng lại đinh ninh họ sẽ sống gần núi. 

Việc không chung mục tiêu tài chính dễ gây ra mâu thuẫn, vì thế cặp đôi cần phải trao đổi và thỏa hiệp với nhau. Nếu không, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như không chung thủy về tài chính - giữ "quỹ đen" với vợ hoặc chồng. Lời khuyên ở đây là, hãy trò chuyện cởi mở với nhau về tiền bạc. Hãy thử hỏi bạn đời rằng: ""Anh/em sẽ làm gì nếu trúng số?", "Anh/em sẽ làm gì với số tiền dư dả sau khi trả hết nợ?"... Những câu hỏi này có thể giúp cặp đôi loại bỏ sự khó xử và căng thẳng khi nói chuyện về tiền bạc.

Chỉ quản lý chi tiêu khi gặp biến cố

5-sai-lam-khien-ta-de-lam-vao-canh-rong-tui-theo-chuyen-gia
Ta nên có thói quen quản lý tài chính thường niên, thay vì chỉ nghĩ tới khi có trường hợp khẩn cấp

Megan McCoy nhận định, một trong những sai lầm lớn nhất là mọi người quản lý tài chính khi có biến cố xảy ra. Điều này sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn, ta liên tục phải xoay vòng tiền và không có cách nào khiến "tiền đẻ ra tiền" cả. 

Cả hai vị chuyên gia tài chính cá nhân đều đồng tình rằng, chúng ta nên có thói quen quản lý tài chính thường niên, thay vì chỉ nghĩ tới khi có trường hợp khẩn cấp. Thói quen này có thể giúp ta lập kế hoạch trước cho việc bất khả kháng và tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn, dài hạn khác nhau.

Theo Business Insider

Xem thêm: Vợ chồng trẻ muốn chóng mua nhà, tậu xe nên học ngay 5 mẹo tiết kiệm này

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận