Cổ nhân dạy cách dụng nhân tài: "Không tin không dùng, đã dùng phải tin"

Cổ nhân xưa có câu rằng, không tin không dùng, đã dùng phải tin, ý nói nếu có trong tay nhân tài, đã dùng tình tin, còn không thì đừng nhận.

Chi Nguyễn
08:00 25/09/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không tin không dùng, đã dùng phải tin

Ngạn ngữ cổ có câu rằng: "Không tin không dùng, đã dùng phải tin". Có thể hiểu rằng, trong công việc, hay bất cứ thứ gì, nếu đã không tin tưởng ai đó, thì đừng mời người đó về làm cùng mình. Còn nếu đã mời, thì đừng nghi ngờ nữa, mà hãy học cách tin. Thực tế, câu nói này với các vị doanh nhân, lãnh đạo chẳng hề xa lạ gì.

Những nhà lãnh đạo thành công hiểu rằng, công việc sáng tạo và tri thức đòi hỏi môi trường cởi mở, minh bạch và công bằng. Nếu không dám đặt niềm tin vào nhân viên, chẳng thà không tuyển ai nữa, tự mình làm lấy tất cả. Tất nhiên, sức người có hạn, nói vậy chứ không thể làm được. Đã nhờ cậy tới người khác, nhất định phải biết cách tin tưởng, còn nếu suốt ngày kiểm soát, soi mói, chỉ tổ tạo không khí căng thẳng mà thôi.

Cổ nhân khi xưa rất thấm thía điều này, và ta có thể hiểu rõ hơn câu chuyện của hai vị Hoàn Công và Quản Trọng. Tề Hoàn Công là vị vua thứ 16 của nước Tế, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vị vua chư hầu xưng bá chủ đầu tiên thời Xuân thu, là người rất có tài.

co-nhan-day-rang-khong-tin-khong-dung-da-dung-phai-tin
Trong vòng vài thập kỷ, dưới sự quản lý của Quản Trọng, nhà Tề trở thành nước giàu có nhất Trung Hoa

Lẽ thường, chẳng ai chọn gần người đã từng có ý định giết mình, cũng chẳng muốn thuê người mà sơ yếu lý lịch toàn dự án thất bại. Vậy tại sao Tề Hoàn Công lại sẵn sàng trọng dụng Quản Trọng, người đã phạm vào cả hai tội ấy?

Quản Trọng từng làm việc dưới trướng một địch thủ của Hoàn Công, đã cố giết ông theo lệnh chủ nhân cũ. Chưa kể, ông cũng chưa từng thành công trong bất cứ công việc nào trước đây, từng là người buôn bán tầm thường, khi đi lính lại còn bỏ trốn.

Thế nhưng, qua lời tham vấn của viên cận thần Bào Thúc Nha – vốn là bạn thân của Quản Trọng, Hoàn Công đã học cách đánh giá vị này theo một thước đo khác. Bào Thúc Nha vốn làm việc cùng Quản Trọng từ khi còn trẻ, nói rằng ông thất bại không phải là do năng lực kém. Thực tế, ưu điểm của ông là luôn vì lợi ích của người dân, chứ không phải là vì chủ tử. Viên cận thần nói: "Nếu ngài chỉ muốn cai trị một nước, dùng tôi có lẽ là đủ. Nhưng nếu ngài muốn thống trị toàn Trung Hoa, không ai tốt hơn Quản Trọng". 

Hai ngày sau đó, Hoán Công liên tục cho vời Quản Trọng tới bàn luận. Sau những lần đó, ông nhận ra mình đã bỏ qua ưu điểm của vị tướng này. Quản Trọng chính là hiện thân của tầm nhìn rộng lớn, khoáng đạt mà ông cần cho triều đại của mình. Vua tin dùng Quản Trọng, và triều đại nhà Tề bắt đầu hưng thịnh.

Quản Trọng sau đó áp dụng nguyên tắc thuận theo tự nhiên của Đạo gia mà cai quản. Ông dạy cho người dân về chuẩn mực đạo đức trong Nho giáo, coi trọng 4 trụ cột lễ nghi, công bằng, chính trực và danh dự; nhờ đó, khuyến khích bản tính tốt đẹp của con người. Được vua Tề tin tưởng, ông cũng tin cậy nhân dân siêng năng chăm làm, không thu thuế nặng hay cai trị hà khắc.

Trong vòng vài thập kỷ, dưới sự quản lý của Quản Trọng, nhà Tề trở thành nước giàu có nhất Trung Hoa. Quân đội của họ được triển khai chỉ nhằm mục đích tự phòng vệ và bảo vệ đồng minh khỏi kẻ thù xâm lược. Họ luôn được rèn luyện, trang bị tốt, và luôn bách chiến, bách thắng. Thậm chí, học giả từ nhiều nước khác cũng lặn lội đường xa tới học hỏi.

Cái giá phải trả khi bỏ qua lời khuyên chính trực

Nhiều năm trôi qua, Quản Trọng đã già, chỉ còn có thể nằm liệt trên giường bệnh. Thấy vị quan thông tuệ của mình không còn khỏe, Tề Hoàn Công muốn tìm người thay thế vị trí trọng thần. Ông đề xuất 3 người là Dịch Nha, Thụ Đao và Khai Phương, nhưng Quản Trọng đều gạt đi. 

co-nhan-day-rang-khong-tin-khong-dung-da-dung-phai-tin
Sau khi Quản Trọng qua đời, Hoàn Công lại không nghe lời trọng thần năm xưa can gián, tin dùng ba gian thần

Ông nói rằng, 3 vi này bề ngoài trung thành, nhưng đều từng có các hành vi đê tiện trong gia đình, điều này phản ánh tâm tính nhỏ nhen và thiếu hiểu biết các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Có điều, sau khi Quản Trọng qua đời, Hoàn Công lại không nghe, tin dùng ba gian thần.

Năm 643 TCN, ông lâm bệnh nặng, các công tử chẳng quan tâm đến phụ thân, chỉ tranh nhau ngôi vị. Ba vị gian thần lợi dụng lúc này, đưa ông vào giam trong tẩm cung, xây tường rào bao trong cung điện, không cho ai vào gặp. Lúc ông sắp mất, chỉ có một cung nữ tên Án Nga tìm cách trèo tường vào thăm Hoàn công. Vua mới hỏi vì sao không đem đồ ăn hay nước vào, nàng cũng không có cách nào.

Theo Hán thư, học giả Đông Phương Sóc có ghi, Hoàn công nghe xong bèn than: "Than ôi! Thánh nhân có thể thấy trước tai họa! Nếu như phải chết thế này, ta còn mặt mũi nào để nhìn Trọng phụ đây?". Không lâu sau đó, ông qua đời, hưởng thọ 73 tuổi. Khương Vô Truy trnah ngôi bị hại, Khương Chiêu được Tống Trương công ủng hộ lên làm vua. Các con mải tranh chấp quyền lực,mấy tháng sau Hoàn công mới được làm lễ nhập quan, tới năm sau mới được mai táng.

Tổng hợp

Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Người nghèo chân không lông, người giàu đỉnh đầu tỏa sáng”, tại sao?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận