Cô giáo mầm non thử sức làm "cò đất", bán một lô kiếm được bằng lương cả năm
Sau 2 tháng tự tìm hiểu nghề "cò đất", mày mò giới thiệu và dẫn khách đi xem đất, cô giáo mầm non ở TP.HCM này đã thu lời lớn
Chị Nguyễn Thị Thanh (33 tuổi) đang là giáo viên mầm non ở một trường tư thục tại Thủ Đức, TP.HCM, gần đây đã lấn sân sang lĩnh vực môi giới bất động sản. Chị cho biết, rút kinh nghiệm từ đợt dịch năm ngoái, ngay khi thấy trường học đóng cửa, chị lập tức bắt tay tìm nghề tay trái. Đầu đợt dịch, chị Thanh nhờ gia đình ở Lâm Đồng gửi rau củ, thực phẩm quê xuống bán. Nhờ vậy, mấy tháng dịch trôi qua mà chị vẫn có đồng ra đồng vào, tuy không nhiều nhưng vẫn đủ trang trải cuộc sống.
Khi việc buôn bán ở Sài Gòn trở nên dễ dàng hơn, công việc bán thực phẩm thời vụ của cô giáo mầm non chợt chững lại. Đúng lúc đó, một người bạn cũ ở quê liên lạc, nhờ chị giới thiệu mấy lô đất. Lần đầu tiên, chị bắt đầu cảm thấy hứng thú với một lĩnh vực mới mẻ mà chưa bao giờ nghĩ tới.
Chị Thanh bắt đầu mày mò, tìm hiểu về các dự án, thị trường đất cát, đọc hồ sơ... và bị cuốn vào, thấy rất hấp dẫn. Khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản, chị lại liên hệ mấy người bạn thân có kinh nghiệm để đi theo xem đất, xem dự án, học cách "chào hàng". Cuối cùng, chị quyết định thử sức làm "cò đất" một phen.
Nữ giáo viên nhwos lại, chị phải học chụp hình, chỉnh hình ảnh, viết bài, giới thiệu sao cho hấp dẫn và để người khác tin tưởng, tham gia vào các nhóm bất động sản... Miệt mài cả tháng, cũng có người hỏi, dẫn khách đi xem nhưng vẫn chưa bán được miếng nào. Tất nhiên, lô đất thì không như mớ rau, miếng thịt, không ai có thể mua vì "ủng hộ cho cô giáo mất việc".
Chưa kê,r do thiếu kinh nghiệm, lại không có sự kết nối, nên chị tốn thêm nhiều chi phí mà trước đó chưa nghĩ tới: tiền đi lại, điện thoại với khách, cà phê,... Ngay lúc tiền sắp cạn, hoang mang định bỏ cuộc, một vị khách chị từng dẫn đi gọi điện "chốt đơn" lô đất rộng cả ngàn m2. Nhận tiền hoa hồng bán lô đất đầu tiên sau vài tháng thử sức làm "cò đất", cô giáo mầm non phấn khởi khoe bằng lương cả năm đi dạy.
8x nhận định: "Tôi là người đang tập tành, không có kinh nghiệm gì. Nhưng tôi hiểu kiếm tiền không dễ dàng, nghề nào cũng có rủi ro và cái khó riêng. Làm gì cũng phải nỗ lực, kiên trì và phải không ngừng học hỏi, mình 'tay ngang' nữa thì càng phải nỗ lực hơn nhiều lần". Giờ kinh nghiệm đã có, chị Thanh vừa bán buôn thực phẩm, vừa tích cực đi môi giới đất. Chị khẳng định, việc trở thành cò đất là do hoàn cảnh, vì muốn tồn tại giữa mùa dịch nên buộc phải vận động.
Đi dạy hơn chục năm, chị chia sẻ, giáo viên mầm non chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh. Cũng như cô, nhiều đồng nghiệp mất việc làm phải tìm mọi cách để xoay xở, kiếm việc mới. Không chỉ nghề giáo, còn vô số công việc khác cũng phải tạm ngưng, việc người ta chuyển sang làm nghề tay trái là bình thường. Nhiều người thất nghiệp, không tìm được công việc khác nên đành đi bán đất. Cũng nhiều người có việc ổn định nhưng có duyên lại "mát tay", đi bán hộ đất cho mọi người.
Yêu nghề giáo, chị Thanh cho biết bản thân rất nhớ trường lớp, học trò. Nhưng cô xác định sẽ tạm gác nghề để tập trung kiếm tiền cũng như dành thời gian chăm sóc con cái. Vài năm sau, nếu còn vấn vương, thiết tha mới tính đến chuyện quay lại trường lớp.
Theo Dân trí
Xem thêm: Cứ ngỡ sắp đổi đời nhờ buôn đất, lại sập bẫy cò đất thua lỗ tiền tỷ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận