Chuyên gia chỉ ra 4 nguyên tắc vay tiền mua nhà: Chỉ nên vay trong khả năng, đừng mua cố
Thời điểm 2-3 năm đầu tiên sau khi vay tiền mua nhà là giai đoạn khó khăn, người vay cần chuẩn bị trước tài chính và tinh thần.
Hầu hết người dân đều hi vọng có thể mua được một căn hộ phân khúc bình dân, tuy nhiên nguồn cung của mặt hàng này thường khan hiếm. Trong khi đó, nguồn cung căn hộ trung cấp và cao cấp lại dồi dào hơn, nhưng mặt bằng chung giá lại cao so với thu nhập. Vì thế nhiều người đành chấp nhận vay tiền ngân hàng để có thể mua nhà mình mong muốn.
Hiện tại, lãi suất cho vay mua nhà công bố bởi hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay (tính đến tháng 8/2021) đều thấp hơn tối thiểu từ 1% đến 2% so với cuối năm 2020 và cũng là mức lãi suất thấp kỷ lục từ trước đến nay. Trước tình hình đó, ông Trịnh Bằng Vũ, Trưởng khối cho vay Khách hàng cá nhân Ngân hàng Shinhan Việt Nam đưa ra 4 nguyên tắc mà người vay cần lưu ý nếu có ý định vay tiền mua nhà:
Chỉ vay trong khả năng trả nợ
Có một công thức khá phổ biến mà nhiều người hay áp dụng khi vay tiền mua nhà, đó là hông nên chi quá 30% thu nhập cho khoản vay. Tuy nhiên, theo ông Vũ, vì hoàn cnarh và điều kiện gia đình mỗi khác, ta không nên áp dụng công thức này một cách rập khuôn.
Lời khuyên của ông là vay trong khả năng trả nợ. Có thể hiểu rằng, lượng tiền mặt có sẵn phải tương đương tối thiểu 30% giá trị căn nhà, trong đó đã bao gồm chi phí sửa sang, mua sắm. Công thức ở đây là:
Giá trị nhà tối đa nên mua (giá mua + sữa chữa + trang bị...) = Vốn tự có (~ 30%) + Khoản vay (~70%)
Lập chi tiết dòng tiền tối thiểu từ 12-36 tháng
Người vay mua nhà cần lập ngân sách và phân chia dòng tiền theo tháng, tối thiểu là 12-36 tháng. Việc lập dòng tiền ahfng tháng giúp người vay lên kế hoạch trả nợ khả thi, cũng như ngân sách chi tiêu trong các giai đoạn.
Ông Vũ cho rằng, việc tính dòng tiền nên được lập lại sau mỗi chu kì 6-12 tháng, thường là sau khi trả được phần nào nợ hay có thay đổi trong thu nhập. Khi tính toán dòng tiền này người vay cần lưu ý công thức: Dòng thu nhập – Dòng chi tiêu - Khoản dự phòng – Dòng trả nợ > 0. Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, tốt hơn hết ta nên có một khoản dự phòng, không nằm trong kế hoạch.
Xác định tinh thần
Thông thường khi lên kế hoạch trả nợ, ngân hàng sẽ để kế hoạch trả nợ dài từ 20-30 năm. Việc thiết kế thời gian trả nợ dài sẽ giúp số tiền trả nợ hàng tháng ít hơn, giảm áp lực tài chính cho gia đình.
Ông Vũ cho rằng, khoảng 2-3 năm đầu sau khi vay tiền mua nhà là giai đoạn khó khăn nhân. Việc trả nợ sau đõ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn vì số tiền trả nợ hàng tháng ít đi, thu nhập của người vay cũng vì thế mà cải thiện.
Tuy kế hoạch vay dài hạn lên tới 30 năm, nhưng ông Vũ tiết lộ rằng hầu hết khách hàng của Shinhan đều trả xong nợ trong 7-9 năm. Các ngân hàng cũng không tính phí phạt trả trước nếu khách hàng trả hết khoản vay sau 5 năm đầu, thậm chí một số nơi không phạt sau năm thứ 3.
Mua kèm bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là một trong các sản phẩm bán chéo phổ biến của nhiều ngân hàng, theo đó người mua sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất vay. Ông Vũ nhận định, nhân viên ngân hàng không hẳn là "ép" khách mua bảo hiểm, mà chỉ là tư vấn, cung cấp thêm thông tin.
Để quyết định có nên mua kèm bảo hiểm nhân thọ hay không, khách hàng nên nhìn lại kế hoạch chi trả nợ đã lên trước đó. So sánh sự khác nhau về số tiền phải trả và thời điểm trả giữa hai phương án trong vòng 12-36 tháng. Tất nhiên, việc so sánh cũng chỉ mang tính chất tương đối, còn khách hàng có thể tùy ý lựa chọn.
Theo Quỳnh Trang/VnExpress
Xem thêm: 5 điều gia chủ thường giấu nhẹm khi bán bất động sản: Không cẩn thận mua nhà dễ bị "hớ"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận