Chàng trai có tuổi thơ khốn khó, vừa học trường Báo vừa đi đánh giày, 10 năm sau mở xưởng đồ da giúp người khốn khó

Chàng trai học trường Báo này có tuổi thơ khốn khó, từng phải đi đánh giày để kiếm sống, nay mở xưởng đồ da giúp người khốn khó làm lại cuộc đời.

Chi Nguyễn
09:30 26/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anh Nguyễn Văn Phúc (SN 1990, quê Cao Dương - Thanh Oai - Hà Nội) đang là chủ một xưởng đồ da mang tên "Bệnh viện đồ da". Nhìn cuộc sống thành công của anh bây giờ, hiếm ai biết được rằng, anh từng có tuổi thơ khốn khó.

Anh kể: "Tôi từ năm 11 tuổi đã đi đánh giày ở đường phố, cuộc sống cũng đã trải qua nhiều biến cố. Nhà tôi có 5 chị em, tôi là út". Bố anh là thương binh, 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng của mẹ. Rồi bố anh qua đời, nhà quá nghèo nên các chị phải bỏ học ngang đi kiếm tiền. Bản thân anh Phúc cũng phải vừa đi học vừa đi đánh giày để phụ giúp gia đình.

9x Hà Nội chậm rãi kể: "Hồi đó, tôi còn học THPT, đi học ngày 1 buổi, nếu học sáng thì chiều đi đánh giày. Còn nếu học chiều thì sáng tôi dậy sớm từ 3 giờ sáng, để bắt xe rong ruổi các con phố để mưu sinh. Cuộc sống cứ như vậy cho đến khi tôi đỗ vào Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, vừa học vừa đi đánh giày tự lo, tự trang trải cho bản thân.

chang-trai-truong-bao-mo-xuong-do-da-giup-nguoi-khon-kho

Khi vào học đại học, tôi may mắn có cơ hội được cộng tác với đài truyền hình. Cả tuần làm việc bên đài, cuối tuần lại trở về với công việc đánh giày.

Đến 2018, khi tôi quan sát thấy thị trường đồ hiệu da đang phát triển khá mạnh mẽ, tôi quyết định mở dịch vụ chăm sóc đồ da ở Hà Nội. Tôi và một người bạn nữa cùng chung ý tưởng, làm với nhau. Được một thời gian, anh ấy tách ra làm riêng. Khi đó tôi khá buồn và có định từ bỏ, nhưng với niềm yêu thích công việc đã thôi thúc tôi vực dậy lần nữa để làm lại từ đầu. 

Rất may mắn khi ấy tôi gặp Chiến, hai anh em đồng hành từ những ngày đầu khó khăn. Hai anh em bắt đầu với số vốn ít ỏi nhưng rồi cũng cố gắng dần thì mọi thứ ổn hơn, chúng tôi đi tìm thêm những anh em có hoàn cảnh khó khăn như mình để cùng kết hợp làm việc. Cứ như vậy cho đến bây giờ, hầu hết tất cả các bạn ở đây đều có những hoàn cảnh đặc biệt cả".

chang-trai-truong-bao-mo-xuong-do-da-giup-nguoi-khon-kho
chang-trai-truong-bao-mo-xuong-do-da-giup-nguoi-khon-kho

Anh Nguyễn Viết Chiến (Thanh Hóa), bạn đồng hành của anh Phúc cũng là người có hoàn cảnh khó khăn. Năm đó, bố anh suy thận nặng không đủ tiền chạy chữa, chị gái đang học đại học. Cuối cùng, anh quyết định bỏ học, rồi lê la khắp hè đường, góc chợ Hà Nội đánh giày kiếm tiền.

Ngày ngày, anh lang thang quanh khu Mỹ Đình để tìm khách. Số tiền kiếm được từ công việc đánh giày dù ít ỏi chỉ đủ để hai chị em trang trải cuộc sống qua ngày. May mắn sau này, anh Chiến tìm hiểu và gặp được anh Phúc, từ đó cùng nhau kết hợp làm công việc này.

Với anh Phúc, làm đồ da là một dạng "đam mê". Anh hay đùa rằng, bản thân có cả nghề cả nghiệp, nghề là nghề báo, nghiệp là nghiệp đánh giày. Thấm thía cảnh nghèo, anh hi vọng những người khốn khó có một nghề để kiếm tiền, để cuộc sống họ tốt đẹp hơn.

chang-trai-truong-bao-mo-xuong-do-da-giup-nguoi-khon-kho
chang-trai-truong-bao-mo-xuong-do-da-giup-nguoi-khon-kho

Hầu hết anh em trong xưởng đều có những câu chuyện đặc biệt. Người thì phải tha hương cầu thực kiếm sống từ rất sớm, người thì là nạn nhân của buôn người,... Thương cảm, anh chủ độgn liên hệ và thuyết phục những số phận như vậy về làm trong xưởng đồ da của mình.

Anh tâm sự: "Mọi người thường nhìn công việc đánh giày từ theo góc nhìn từ trên cao xuống, là phải lem luốc, phải lăn lê trên đường phố, không đáng được tôn trọng. Nhưng tôi không nghĩ vậy, tôi cho rằng họ là những người mà khó khăn, không được hưởng lợi ích về an sinh xã hội. Họ lại phải đối diện với quá nhiều hiểm nguy. Họ còn có thu nhập rất bấp bênh, ngày mưa thì không làm được, ngày nắng thì ít ai người ta đeo giày để mình làm. Do đó thu nhập của họ ngày có ngày không. 

Các bạn ấy đều rất hoàn cảnh, rất ít có cơ hội được học tập trong một môi trường tốt. Có lẽ cũng vì có hoàn cảnh đặc biệt như vậy, khi được vào làm ở đây các bạn ấy rất tự giác, rất có ý thức. Và hơn thế nữa là sự cần cù chịu khó, khát khao vươn lên của các bạn không bao giờ thiếu. Chính vì thế mà đây là nhóm đối tượng tôi hướng đến đầu tiên".

chang-trai-truong-bao-mo-xuong-do-da-giup-nguoi-khon-kho

Hiện nay, Bệnh viện đồ da của anh Phúc nhận chăm sóc đồ da, chủ yếu phục chế những bộ sofa. Trung bình mỗi tháng, xưởng nhận sửa khoảng 20-30 bộ với mức giá hàng trăm triệu đồng. Hầu hết các nhân sự đang làm việc tại xưởng đều có hoàn cảnh đặc biệt, bởi vậy nơi đây không phân biệt "chủ - tớ", mà thân thương gọi nhau là những người anh em.

Theo Phụ nữ mới

Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Hành trình 15 năm phát cơm 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận