Chàng trai "lèo khèo, méo mó" miệt mài đi thuyết phục làm từ thiện, truyền cảm hứng cho người trẻ

Dẫu là người khuyết tật, thể trạng yếu, nói chẳng ra hơi nhưng nhiều năm nay anh Bình vẫn dẫn dắt, điều hành nhóm thiện nguyện giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh éo le...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Tôi bị gọi là lèo khèo và méo mó"

"Lèo khèo", "méo mó" là hai từ mà bạn bè trong xóm thường dùng để trêu, gọi Lê Thái Bình (34 tuổi, trú ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ nhỏ. Tuổi thơ anh ngập tràn trong sự tự ti, mặc cảm. Bình và em trai cùng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam.

Mãi đến năm 11 tuổi, Bình mới chập chững những bước đi đầu tiên, đó là những bước chân lê lết rất mệt nhọc. Giọng nói của Bình chẳng mấy ai nghe rõ nhưng Bình rất khát khao được đi học, cho dù bố mẹ anh từng nghĩ sẽ chẳng thể cho con đến trường.

chang-trai-leo-kheo-meo-mo-miet-mai-di-thuyet-phuc-lam-tu-thien-9
Các tình nguyện viên cõng anh Bình đi trao quà từ thiện ở vùng lũ và sạt lở đất ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hồi đầu tháng 10 vừa qua

Bình vào lớp 1 lúc 12 tuổi. Theo học đến lớp 5 với bao sự cố gắng, Bình đã phải tạm dừng vì sức khỏe quá yếu, không theo được lũ nhóc nhỏ hơn mình một nửa. Nhưng trong Bình luôn có ý thức tự lập, không ỷ lại bố mẹ, cũng chẳng trông chờ vào tiền trợ cấp người khuyết tật. Năm 17 tuổi, Bình hăng hái đi học nghề tin học tại Trung tâm dạy nghề người khuyết tật Hà Tĩnh.

Thời điểm hơn chục năm về trước, tin học là nghề mới, học rất khó, kể cả với người bình thường mà chưa nói đến một người khuyết tật mới chỉ học hết lớp 5 như Bình. Nhưng rồi, bằng sự nỗ lực gấp hai, gấp ba lần người bình thường, Bình đã học thành nghề và có thể độc lập sửa chữa được cả phần mềm, phần cứng máy tính ở mức độ khá.

chang-trai-leo-kheo-meo-mo-miet-mai-di-thuyet-phuc-lam-tu-thien-8
Anh Bình và đoàn thiện nguyện trao quà cho người dân vùng lũ, sạt lở đất ở xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hồi đầu tháng 10 vừa qua

Rồi từ chính đôi bàn tay lèo khèo đó, Bình khéo léo sửa những chiếc máy tính - một tài sản rất lớn thời điểm bấy giờ. Tay nghề của Bình khá lên mỗi ngày. Anh lại sửa chữa với giá cả phải chăng, thậm chí những lỗi nhỏ đều xử lý miễn phí cho những người tin tưởng mang máy đến tận nhà anh.

Cuộc sống của chàng trai "lèo khèo" và "méo mó" dần đi vào ổn định. Anh còn bén duyên với viết lách khi giành hai giải nhất tại hai cuộc thi viết về người khuyết tật. Tại lễ trao giải, chẳng mấy ai tin được, quán quân cuộc thi mới chỉ học hết lớp 5 và là một người nói  còn không tròn vành rõ tiếng.

Bí quyết huy động 8 tỷ đồng thiện nguyện 

người khuyết tật, Lê Thái Bình hiểu hơn ai hết sự tự ti của những người cùng cảnh ngộ, họ thường coi bốn bức tường như 4 tấm lá chắn để tránh khỏi những lời bàn ra tán vào của xã hội. Từ nhỏ, anh luôn đau đáu câu hỏi "làm cách nào để người khuyết tật hòa nhập tốt với cộng đồng", "làm thế nào để xoa dịu những hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội"?

Trăn trở rồi cũng đi đến hành động, năm 2013, anh Bình khởi xướng sáng lập đội tình nguyện Kỳ Anh và nhóm "Hướng thiện từ trái tim" thu hút gần 50 thanh niên trên địa bàn tham gia.

chang-trai-leo-kheo-meo-mo-miet-mai-di-thuyet-phuc-lam-tu-thien-6
Nhóm thiện nguyện của anh Bình triển khai dự án góp xe đạp cũ để sửa chữa lại tặng học trò nghèo

Từ đó, người thủ lĩnh Lê Thái Bình đã thực hiện rất nhiều chương trình thiện nguyện ý nghĩa, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Tính tới nay, các chương trình do đội, nhóm của anh thực hiện đã lên đến hàng trăm, tổng số tiền vận động và trao đi lên đến gần 8 tỷ đồng.

Ban đầu, nhiều người nói Thái Bình "rỗi việc", là người khuyết tật, đi lại khó khăn nhưng lại hay trèo đèo, lội suối đến những nơi xa xôi. Là người khuyết tật, nói chẳng ra hơi mà đi thuyết phục người khác bỏ tiền ra làm từ thiện. Rất nhiều lời bàn ra tán vào. Nhưng Thái Bình đều không sân si, anh vẫn vui vẻ và miệt mài làm công việc "do con tim mách bảo".

Nhớ lại những ngày lũ lịch sử ở miền Trung năm 2020, Bình hít sâu, nghẹn ngào kể: "Tôi đã chứng kiến hàng ngàn người lênh đênh trong biển nước, phải ăn mỳ tôm, uống nước trời suốt mấy ngày. Thương nhất là bọn nhỏ còn phải chịu rét mướt, ngủ nơi ẩm thấp và luôn rập rình nguy hiểm trước cơn lũ dữ".

"Đợt đó vào tháng 10/2020, nhóm Hướng thiện từ trái tim đã vận động được gần 5.000 suất quà gồm tiền mặt, gạo, mỳ và một số thuốc men, đi cứu trợ bà con vùng lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, tổng kinh phí gần 800 triệu đồng", anh Bình kể lại.

Hỏi về cách thức vận động nhà hảo tâm, anh Bình đặt tay lên trái tim nói: "Tất cả đến bằng trái tim chân thành". Bởi họ chẳng có cơ sở nào để tin tưởng anh Bình ngoài sự cảm nhận, bằng lòng nhân ái, bằng trái tim cho đi là còn mãi.

chang-trai-leo-kheo-meo-mo-miet-mai-di-thuyet-phuc-lam-tu-thien-5
Nhóm thiện nguyện của anh Bình góp 5000 cây tràm trong dự án trồng rừng phủ xanh, xóa đói giảm nghèo

"Chương trình này nối tiếp chương trình kia, số tiền ủng hộ tăng lên dần dần. Tôi cập nhật công khai danh sách người ủng hộ và người được nhận lên mạng xã hội, chụp ảnh minh chứng đăng lên... Chính vì vậy mà những người ủng hộ tin tưởng vào nhóm là chiếc cầu nối dài những yêu thương", anh Bình chia sẻ.

Ngay cả bà con Việt kiều ở nước ngoài biết đến hoạt động của nhóm, sẵn sàng gửi tiền về để giúp đỡ bà con khó khăn, như Hội đồng hương Nghệ Tĩnh ở thành phố Lepzig, Cộng hòa Liên bang Đức thường xuyên hỗ trợ thông qua nhóm.

Công việc gia đình dù có bận rộn đến đâu thì một ngày anh Bình đều dành thời gian lên mạng tìm kiếm các hoàn cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh để từ đó lên phương án đi vận động, hỗ trợ. Dù mưa gió, bão bùng, đêm hôm, chỉ cần có thông tin là anh và Nhóm lại lên đường gieo yêu thương, cho dù bản thân anh là một người cần được xã hội yêu thương và đùm bọc.

Làm thiện nguyện tới hơi thở cuối cùng

Đến giờ, Lê Thái Bình luôn tâm niệm, mình là người may mắn khi tìm ra được sứ mệnh cho cuộc đời của mình. Hiện mới ngoài ba mươi nhưng anh đã có gần 10 năm "vác tù và hàng tổng". Điều anh nhận lại chính là tình cảm, ánh mắt trìu mến của những nơi anh đặt chân đến. Điều đó tiếp thêm cho Bình nguồn năng lượng nội sinh to lớn giúp anh yêu đời, yêu sự sống hơn mỗi ngày.

Anh Bình tươi cười: "Trong suốt gần 10 năm làm thiện nguyện, tôi không dám nhận công về bản thân, bởi với tôi đi làm thiện nguyện đem lại cho tôi niềm vui, đó chính là phần thưởng quý giá nhất. Hơn nữa, đó là sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của cả tập thể nhóm Hướng thiện từ trái tim, chúng tôi chỉ mong muốn có nhiều sức khỏe để tiếp tục hành trình hướng thiện, lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội".

Cuộc sống thường nhật chưa bao giờ nhàm chán với Bình. Mỗi ngày đối với anh đều rất nhiều nhiệm vụ. Hiện tại, anh Bình đã khai trương "Không gian đọc" miễn phí Lê Thái Bình với gần 2.000 đầu sách và tất bật với 2 dự án làm sạch môi trường biển và nuôi heo đất gây quỹ từ thiện.

Được biết, anh Bình còn là người đi truyền cảm hứng về nghị lực sống. Từ chính câu chuyện đời mình, anh đã viết nên cuốn sách "Hành trình từ trái tim" xuất bản tháng 5/2021, nỗ lực xóa bỏ rào cản tự ti, mặc cảm của không ít người khuyết tật, giúp họ dám sống, dám khẳng định giá trị bản thân.

Nói về nghị lực của Lê Thái Bình, ông Nguyễn Thế Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân hết lời khen ngợi: "Xã Kỳ Tân có một Lê Thái Bình rất đáng tự hào. Tuy là người khuyết tật nhưng bằng nghị lực vươn lên số phận, Bình đã có một công việc để lo cho vợ con. Ngoài ra, bằng trái tim nhân ái, nhóm Hướng thiện từ trái tim do Bình làm thủ lĩnh đã vận động, kết nối giúp đỡ hàng ngàn hoàn cảnh bất hạnh trong và ngoài tỉnh. Tấm gương của Bình đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ sống có lý tưởng và khát khao cống hiến, lan tỏa những bông hoa đẹp trong cộng đồng".

Với nghị lực vươn lên trong cuộc sống và hành trình lan tỏa yêu thương, anh Lê Thái Bình là 1 trong 64 thanh niên được tuyên dương trong chương trình Tỏa sáng Nghị lực Việt năm 2020 do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức.

(Theo Dân trí)

Xem thêm: Cụ ông chỉ đi làm 17 năm nhưng đủ tiền làm từ thiện cả đời

Đọc thêm

Ông Trần Huy Hoàng (63 tuổi, ở tổ dân phố Thủy Sơn, phường Quảng Long, TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) hơn 3 năm miệt mài dắt xe đạp đi nhặt ve chai về bán lấy tiền giúp đỡ người nghèo.

Lá rách đùm lá rách hơn: Người đàn ông nghèo miệt mài nhặt ve chai bán lấy tiền làm từ thiện
0 Bình luận

"Đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm" - đó là những việc làm nhân ái mà cụ ông Huỳnh Tuấn vẫn làm suốt nhiều năm qua. Có không ít đận, ông rơi vào cảnh khánh kiệt vì dốc hết tài sản làm từ thiện. 

Chân dung cụ ông nhiều lần khánh kiệt vì làm từ thiện 
0 Bình luận

Bất ngờ trúng số độc đắc, ông Trần Văn Xiêm đã dùng số tiền đó để làm từ thiện, khao cả làng và hàng ngày vẫn đi làm thợ hồ như bình thường.

Người đàn ông miền Tây trúng số 3 tỷ vẫn đi làm thợ hồ, dùng tiền làm từ thiện
0 Bình luận


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất