Nông dân Hà Giang nuôi cá tầm ở vùng cao nước lạnh, thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm

Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, hiện nông dân xã vùng cao Tùng Vài (Hà Giang) đang thử nghiệm mô hình nuôi cá tầm năng suất cao.

Chi Nguyễn
15:20 02/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xã vùng cao Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là địa phương có điều kiện thuận lợi về khí hậu, lại thêm nguồn nước lạnh dồi dào phù hợp để nuôi cá tầm. Khí hậu có sự chênh lệch nhiệt độ không cao giữa mùa đông và mùa hè, địa hình đồi núi dốc, chia cắt tạo thành các vùng nước tĩnh với nguồn nước ổn định. Đây là môi trường thuận lợi để nuôi các loài cá ưa nước lạnh như cá tầm. Vì thế, thời gian qua, bà con nơi đây bắt đầu thử nghiệp mô hình nuôi cá tầm, bước đầu có hiệu quả kinh tế khiến bà con phấn khởi.

Ao nuôi cá tầm của Tổ hợp tác nuôi cá nước lạnh dân tộc Bố Y được xây dựng bài bản, phân cấp từ cao xuống thấp thông qua đập nước. Ao nuôi có hệ thống ống dẫn nước để nguồn nước lưu thông liên tục, đảm bảo oxy cho cá.  Anh Ngũ Chính Phú, một hộ nông dân nuôi cá ở thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài cho biết, ban đầu anh thử nghiệm nuôi thả 3.000 con cá tầm giống, tỷ lệ sống 80%. Sau khoảng 2 năm nuôi đến khi đủ tiêu chuẩn xuất bán nặng 2kg/con, giá bán 250.000 đồng/kg.

cach-nuoi-ca-tam-nang-suat-cao-lai-lon
Mô hình nuôi cá Tầm tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài

Anh Phú chia sẻ: "Chúng tôi bán một số lượng cá tầm cho các nhà hàng trên địa bàn huyện và hướng tới phục vụ khách du lịch. Để cá tầm phát triển tốt thì bên cạnh nhiệm vụ hàng ngày cho cá ăn, cần loại bỏ rác thải tại khu vực nuôi, định kỳ từ 20 – 30 ngày vệ sinh ao nuôi sạch sẽ để cá không bị nhiễm khuẩn, nấm. Nếu cá tầm phát triển tốt thì trừ các chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm".

Để xây dựng mô hình nuôi cá tầm, bà con cần khoảng 800 triệu đồng. Cần xây dựng ao nuôi cá, bể thả cá giống, đập nước, con giống, máy bơm nước, thức ăn cho cá, hàng rào bảo vệ, lán trại, bể lọc, đường ống dẫn nước... Rất may, hiện Nhà nước đang hỗ trợ 500 triệu, còn lại bà con tự đóng góp thêm về cơ sở vật chất để hoàn thiện mô hình.

cach-nuoi-ca-tam-nang-suat-cao-lai-lon
Nếu cá tầm phát triển tốt thì trừ các chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm

Bản Thăng là thôn biên giới xã Tùng Vài, có 6 dân tộc sinh sốc, trong đó có 19 hộ dân tộc Bố Y. Trong thôn có hơn 140 hộ, hộ nghèo chiếm khoảng 21% và hộ cận nghèo chiếm 28%. Tuy nơi đây có khí hậu, địa hình thuận lợi để nuôi cá nước lạnh, người dân vẫn chưa phát huy hết toàn bộ lợi thế. Hiện tại, họ vẫn đang nuôi cá với tính tự phát, diện tích ao nhỏ lẻ, manh mún. 

Phó phòng Dân tộc huyện Quản Bạ Thào Mí Chứ, cho biết: "Mô hình nuôi cá tầm tại xã Tùng Vài được nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025. Sau khi chính quyền địa phương xem xét đã hỗ trợ kinh phí cho 12 hộ dân tộc Bố Y tại thôn Bản Thăng xây dựng mô hình nuôi cá nước lạnh. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, mô hình nuôi cá tầm bước đầu cho thấy hiệu quả về kinh tế và có khả năng mở rộng quy mô phát triển".

(Theo Dân Việt)

Xem thêm: Lạ kì trang trại nuôi 400 con bò ở Đồng Nai dù chưa bán con nào vẫn thu lời tiền tỷ mỗi năm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận