Chuyên gia bật mí cách chi tiêu vừa đủ sống mà còn tiết kiệm được với mức lương 6 triệu

Với những người có mức lương chỉ 5-6 triệu, việc chi tiêu đủ sống đã khó, chưa tính đến tiết kiệm. Hãy nghe thử lời khuyên của chuyên gia dưới đây nhé.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 20/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi còn đi học, những ngày ngồi trên giảng đường nhiều mộng mơ, chắc hẳn ai cũng nghĩ về tương lai đi làm với mức thu nhập ổn định, có thể chi tiêu sắm sửa cho bản thân, đỡ đần 1 chút cho cha mẹ và có tiền tiết kiệm hàng tháng để thực hiện những gì mình muốn ở các chặng hành trình tiếp theo. Nhưng rồi, sau 3 năm, 5 năm, thậm chí là 7 năm, 10 năm đi làm, nếu phải trả lời cho câu hỏi "các bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền rồi?", tôi cá rằng, có nhiều người chỉ dám tặc lưỡi cười trừ mà thôi.

Đồng ý là mỗi người chúng ta đều có những con đường phát triển riêng và sẽ không có 1 tiêu chuẩn nào cho số tiền mọi người phải tiết kiệm được sau khi đi làm. Nhưng, nếu là người biết quản lý chi tiêu thì hẳn rằng, việc có một số dư đáng mơ ước trong tài khoản không phải điều quá xa vời.

Song, trên thực tế lại có không ít người lựa chọn cách sống ngược lại, không toan tính cho tương lai để rồi khi cần đến lại không có đồng dư nào mà dựa vào.

Có nhiều người - đặc biệt là những người trẻ vừa mới ra trường sẽ phản biện rằng, lương tháng chưa tới 10 triệu, ăn còn không đủ, lấy đâu mà tiết kiệm?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn công thức để tiết kiệm với mức lương 6 triệu đồng/tháng - thấp hơn mặt bằng chung thu nhập của nhiều người trẻ hiện tại dưới sự hỗ trợ, tư vấn của chị Mina Chung - Người sáng lập nền tảng Money With Mina với mục tiêu đem an tâm tài chính đến với 50 triệu phụ nữ Việt Nam.

Lương 6 triệu đồng/tháng: Chi tiêu thế nào?

cach-chi-tieu-du-song-va-tiet-kiem-voi-luong-6-trieu

Thông thường, các chuyên gia tài chính vẫn đưa ra lời khuyên nên tiết kiệm 20% thu nhập 1 tháng. Tuy nhiên, nếu mức lương là 6 triệu đồng/tháng. Nhiều người sẽ cho rằng, chi tiêu sinh hoạt hàng tháng còn không đủ thì lấy gì mà dành dụm?

"Vì tương lai tài chính, nếu bạn không thể tiết kiệm 20% thì con số tối thiểu bạn cần dành dụm cũng phải là 5%/tháng. Nếu mà bạn không tiết kiệm được như vậy thì có nghĩa là bạn đã sống quả khả năng của mình rồi" - chị Mina Chung khẳng định.

Và nếu bạn vẫn nghĩ với mức thu nhập đó thì ngay cả việc tiết kiệm được 5% 1 tháng cũng rất khó khăn thì chị Mina Chung cũng nói thêm:

"Nếu tiết kiệm 5%, điều đó có nghĩa là 1 tháng bạn chỉ cần cố gắng để tiết kiệm 300.000 đồng.

Và tôi cũng muốn nhắc nhở các bạn 1 chút là, uống 1 ly cà phê 20.000 đồng/ngày thì 1 tháng bạn đã tiêu xài 560.000 đồng rồi. Vậy thì việc bạn dành dụm 300.000 đồng/tháng là hoàn toàn có thể xảy ra. Với 300.000 đồng mỗi tháng như vậy, bạn bỏ vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm, 40 năm sau bạn đã có thêm 460 triệu đồng. Đương nhiên là với điều kiện là bạn không được nhúng tay vào để mà rút tiền ra chi xài vào bất cứ lúc nào".

Theo chị Mina Chung, chìa khóa để quản lý tài chính cá nhân là bạn phải dành dụm trước rồi mới chi tiêu sau. Và như vậy đồng nghĩa là ngay sau khi nhận lương 6 triệu đồng, hãy cất ngay số tiền tối thiểu 300.000 đồng đi. Rồi tính toán tiêu xài bằng số tiền còn lại.

"Vậy có nghĩa là bạn không được chi tiêu quá 5,7 triệu đồng - tương đương 95% nguồn thu của mình" - chị Mina Chung nhấn mạnh.

Cũng theo lời khuyên của chuyên gia tài chính, bạn nên cần có 1 sự hiệu quả bằng cách phân biệt rõ thế nào là chi phí cần và chi phí muốn.

Nếu không thể tiết kiệm được 5% thu nhập, chuyện gì sẽ xảy ra?

Chị Mina Chung đưa ra 1 số ví dụ như sau:

- Không có tiền dành dụm, bạn sẽ không có tiền cho con đi học;

- Mất việc thì bạn cũng không có quỹ dự phòng để vượt qua;

- Lúc đổ bệnh không có tiền chi trả cho y tế;

- Làm việc suốt đời vì không có tiền hưu từ dành dụm;...

Ngược lại, chị Mina Chung cũng lấy thêm ví dụ để cho bạn thấy rõ hơn tác dụng của việc buộc bản thân phải cố gắng tiết kiệm nhiều hơn.

"Chỉ cần lấy ví dụ là nếu bạn cố gắng dành dụm 20%/tháng để vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm thì 30 năm sau, bạn đã có thêm hơn 1 tỷ đồng. Để có tiền dành dụm, bạn phải chi tiêu làm sao cho hiệu quả và gói gọn trong 80% còn lại. Để chi tiêu hiệu quả thì bạn cần phải hiểu chi phí nào là cần thiết và chi phí nào là mong muốn trong cuộc sống và làm sao gói gọn nó trong 80% mà bạn có".

Công thức tiết kiệm

cach-chi-tieu-du-song-va-tiet-kiem-voi-luong-6-trieu

Nếu bạn chọn tiết kiệm 20%/tháng (tương đương 1,2 triệu đồng nếu thu nhập 1 tháng của bạn là 6 triệu đồng). Với 80% thu nhập còn lại, bạn tiếp tục chia 50% cho các chi phí cần thiết và 30% còn lại dành cho các chi phí muốn. Như vậy, nếu chi phí cần thiết là 50%, bạn có 3 triệu để sinh hoạt. Trong đó: 

- Chi phí cần thiết là tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe, ăn uống, bảo hiểm y tế và những chi phí khác như là bỉm sữa, mua sắm và cho ba mẹ (...) là chi phí muốn.

"Bạn có thể liệt kê những chi phí vào cuốn sổ tay của mình, hay là chọn sử dụng các ứng dụng mà bạn đang quen và cảm thấy phù hợp với nó.

Sau đó bạn chia rõ ra, 1 bên là chi phí cần và 1 bên là chi phí muốn. Và cũng nhắc lại, tôi chỉ đề nghị mức 50% và 30% như là 1 con số ví dụ. Từng dòng bên chi phí cần thiết như thuê nhà, ăn uống, điện nước, xăng xe trả nợ và y tế, bạn cộng lại hết coi có quá 50% hay không.

Bên chi phí muốn là những chi phí thường hay phát sinh, ví dụ mua tã cho con đã là 1,2 triệu đồng/tháng. Số tiền này đã chiếm gần 20% thu nhập của bạn và dĩ nhiên, chi phí mỗi tháng sinh hoạt sẽ trở nên rất khó khăn và bạn sẽ không dành dụm được vì những chi phí phát sinh này. Vậy thì bây giờ sẽ làm như thế nào?

Với các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngắn thì bạn phải giảm những chi phí khác. Chi phí này có thể là không cố định nhưng bạn vẫn muốn xài nó vì thương con và muốn lo cho con. Sau đó, bạn buộc lòng phải quay trở lại cắt giảm những chi phí phát sinh khác vì khả năng tài chính không đủ và cũng không dành dụm được gì cho tương lai.

Còn về lâu về dài, nếu bạn vẫn xài như vậy thì buộc lòng bạn phải tăng thu nhập. Và có nghĩa là không muốn giảm chi, thì bạn phải tăng thu" - chị Mina Chung khuyên.

Hãy áp dụng với công thức này ngay cả khi bạn chọn tiết kiệm 5%/tháng. Chia nhỏ, rõ ràng số tiền cần chi cho từng khoản, theo dõi và tuân thủ bảng kế hoạch được lập cho từng tháng sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được, dù thu nhập chỉ là 6 triệu đồng. Dẫu vậy, song song với đó, hãy cố gắng làm sao để gia tăng dòng tiền của mình.

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm: 7 thói quen chi tiêu xấu nên bỏ ngay để có một năm 2024 tài chính vững vàng

Đọc thêm

Tuy lương chỉ quanh quẩn 7 triệu, bạn vẫn có thể sống tốt và dư ra tiền tiết kiệm nếu áp dụng phương pháp chi tiêu hợp lý này.

Bật mí cách chi tiêu hợp lý để vừa sống tốt mà có tiền tiết kiệm dù lương chỉ 7 triệu
0 Bình luận

Có một nghịch lý là nhiều người nghèo lại có lối sống xa hoa, trong khi người giàu lại muốn tiết kiệm.

Nghịch lý càng nghèo càng thích chưng diện và cách chi tiêu của người giàu khiêm tốn
0 Bình luận

Làm một bà mẹ nội trợ và không có thu nhập, người phụ nữ này vẫn có thể quản lý chi tiêu chu đáo nhờ 3 triết lý này.

3 triết lý tiền bạc bà mẹ nội trợ thấm nhuần để quản lý chi tiêu gia đình: Hãy nhận thức tầm quan trọng của đồng tiền
0 Bình luận

Tin liên quan

Hầu hết chúng ta đều muốn thay đổi khi bước sang năm mới, và thực tế, điều này cần chọn thời điểm thích hợp.

Lời khuyên đắt giá đầu năm: Muốn thay đổi cũng cần chọn thời điểm thích hợp!
0 Bình luận

Người xưa vô cùng chú trọng tới chữ hiếu ở đời, vì thế mới có câu dạy rằng: "Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ".

Vì sao người xưa dặn 'bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ'?
0 Bình luận

Đang ở độ tuổi đẹp nhất, cô gái Lê Thị Kiều Oanh (SN 2001, ngụ tại khu phố Ninh An, phường Ninh Sơn, TP Tây Ninh) tình nguyện nhập ngũ với khát khao cống hiến, phụng sự Tổ quốc.

Chân dung nữ cử nhân tình nguyện nhập ngũ, phụng sự cho Tổ quốc
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất