5 bí quyết quản lý tài chính hiệu quả hậu đại dịch, sẵn sàng cho cuộc sống "bình thường mới"
Hậu đại dịch, cuộc sống của chúng ta có nhiều thay đổi, đặc biệt là về tài chính. Vì thế, đừng bỏ lỡ 5 bí quyết quản lý tài chính hiệu quả này.
Sau khoảng 2 năm "sống chung" với COVID-19, nhiều khía cạnh cuộc sống của chúng ta đã thay đổi. Khi đại dịch dần được kiểm soát, giãn cách xã hội được nới, giờ là lúc ta chuẩn bị sẵn sàng cho một trạng thái bình thường mới. Chắc hắn chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn khi quay lại với nhịp sống bình thường, đặc biệt là về tài chính.
Làm sao để tiêu tiền và tiết kiệm tiền hiệu quả hơn sau đại dịch? Dưới đây là 5 bí quyết quản lý tài chính hiệu quả hậu đại dịch:
Xác định lại nhu cầu cá nhân
Đại dịch đã khiến chúng ta phải thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày, không còn có thể tiêu xài tùy hứng như trước được nữa. Mọi hoạt động và kế hoạch phải tạm ngưng, thu nhập giảm đi, nhu cầu cá nhân bị hạn chế khiến nhiều người trở nên bối rối khi phải điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
Hãy xác định lại nhu cầu của bản thân, liệt kê những khoản chi tiêu quan trọng và bỏ đi những khoản không cần thiết. Thay vì mua sắm vô tội vạ, hãy thử đầu tư cho những khóa học bổ ích để cải thiện kỹ năng và bổ sung thêm kiến thức. Bên cạnh đó, cân nhắc tiết kiệm ngay từ bây giờ là một bước đi đúng đắn, đề phòng cho trường hợp xấu nhất.
Điều chỉnh phương pháp chi tiêu
Quy tắc 50-30-20 là quy tắc quản lý tài chính mà nhiều người sử dụng để cân bằng chi tiêu cá nhân. Theo đó, ta chia thu nhập mỗi tháng thành 3 nhóm, với 50% là khoản chi cho những thứ thiết yếu, 30% là cho nhu cầu cá nhân và 20% là để tiết kiệm hay đầu tư.
Tuy nhiên, sau đại dịch chúng ta nên tự điều chỉnh lại quy tắc này theo nhu cầu bản thân. Mức thu nhập giảm, mất việc có thể khiến ta không thể đảm bảo được quy tắc này, chẳng hạn như phải dùng tới 80% thu nhập để trang trải cuộc sống. Hãy tạm gác lại khoản chi tiêu cho bàn thân, thay vào đó là dùng tiền để tiết kiệm để dự trù cho tương lai.
Duy trì thói quen tốt
Các chuyên gia tài chính cho biết, ta cần khoảng 28 ngày để hình thành một thói quen mới. Vì thế, hãy điểm lại những thói quen của mình, tìm xem đâu là thói quen tốt để duy trì và đâu là thói quen xấu để loại bỏ.
Tiết tục duy trì những thói quen không tốt sẽ khiến bản thân ta bị kìm hãm, sa lầy. Thay vào đó, hãy bắt đầu những thói quen mới có ích hơn cho cuộc sống của ta, như vậy vừa cải thiện chất lượng cuộc sống vừa quản lý được nguồn thu nhập.
Theo dõi chi phí phát sinh
Trong thời gian qua, do đại dịch diễn biến phức tạp mà nhiều người phải ở nhà làm việc. Tuy việc "work from home" có nhiều bất lợi, nhưng nó giúp ta tiết kiệm các khoản tiền như đi lại, xăng xe, ăn uống bên ngoài... Khi nhịp sống bình thường quay trở lại, các doanh nghiệp được hoạt động trở lại chính là lúc ta bắt đầu đi làm. Đến lúc này, ta mới nhận ra có nhiều khoản chi phí phát sinh trở lại có thể làm tài chính cá nhân bất ổn ra sao.
Hãy theo dõi các khoản chi này trong một vài tháng đầu cho đến khi mọi thứ ổn định, sau đó liệt kê chúng vào ngân sách cố định hàng tháng. Ta cũng có thể tiến hành sửa đổi kế hoạch quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ nếu các chi phí đó đáng kể.
Cảnh giác với lạm phát
Một trong những tình huống xấu có thể xảy ra hậu đại dịch đó là lạm phát, có nghĩa là giá tiền của một số sản phẩm, dịch vụ sẽ tăng lên. Có nhiều yếu tố tác động đến lạm phát làm ảnh hưởng tới tài chính của ta, chẳng hạn như lãi suất thấp, cầu vượt quá cung. Điều ta cần làm làchuẩn bị tinh thần để đối diện với bối cảnh sau đại dịch, thường xuyên cập nhật, theo dõi giá thành của các sản phẩm để có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Xem thêm: Chuyên gia tiết lộ 4 lý do mà phụ nữ nên tiết kiệm: Muốn hạnh phúc phải biết năng nhặt chặt bị
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận