Cái tôi và trí thức tỷ lệ nghịch với nhau: Biết hạ thấp cái tôi xuống, thành công nắm chắc trong tay

Ai ai trong số chúng ta đều có cái tôi, nhưng không phải lúc nào cái tôi của bạn cũng đúng. Ở đời cái gì quá mức cũng đều không tốt.

Chi Nguyễn
14:35 04/07/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Albert Einstein là nhà bác học thiên tài người Đức gốc Do Thái, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông được biết đến với vô vàn công trình khoa học vĩ đại, được tạp chí Time bầu chọn là người có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, với hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, Albert Einstein còn nổi tiếng với những triết lý sống đầy thâm thúy mà người đời nên học hỏi.

biet-ha-thap-cai-toi-xuong-thanh-cong-nam-chac-trong-tay
Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng nhỏ. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn

Nhà khoa học đại tài ấy từng nói: "Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng nhỏ. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn". Cái tôi tồn tại như một lẽ đương nhiên, chính là bản chất thật cũng như điểm khác biệt của con người. Thế nhưng, cái gì quá cũng không tốt, cái tôi quá lớn sẽ khiến ta gặp nhiều phiền phức. Dưới đây là 4 sai lầm mà người có cái tôi cao hay mắc, nếu có hãy thay đổi ngay:

Luôn cho rằng mình đúng

Cái tôi quá lớn có thể khiến một số người không bao giờ chấp nhận mình sai lầm. Trong bất kỳ công việc nào, họ cũng đều cho rằng bản thân là người đúng, và cũng chẳng chịu lắng nghe người khác.

Bản thân chẳng có được một tư duy mở để lắng nghe những góp ý từ người khác, chẳng thể nào tiến xa được. Nếu luôn ôm tâm lý hơn thua, không chịu cúi đầu thì trong mắt người khác, ta sẽ là một người cố chấp, cứng đầu. Dần dà, chẳng ai có thể chịu đựng được tính cách đó mà rời đi.

Không chịu nhường nhịn

biet-ha-thap-cai-toi-xuong-thanh-cong-nam-chac-trong-tay
Ngươi có cái tôi cao cho rằng "nhường nhịn" đồng nghĩa với "thua thiệt", sẽ cố gắng bảo vệ những quyền lợi dù là nhỏ nhất của bản thân

Có câu nói "Lùi 1 bước, tiến 10 bước", ý nói biết nhùn nhường đúng lúc đúng chỗ, ắt sẽ tiến xa. Thế nhưng, những người không bao giờ nhường nhịn, quá kiêu hãnh rất khó làm thân với người khác, lại dễ có hiềm khích với người giỏi giang, xuất chúng hơn. 

Đại đa số những người có cái tôi lớn cũng đến từ những mong muốn khẳng định những giá trị và cống hiến của bản thân. Vì thế, họ cho rằng "nhường nhịn" đồng nghĩa với "thua thiệt", sẽ cố gắng bảo vệ những quyền lợi dù là nhỏ nhất của bản thân. Thậm chí, để bảo vệ quan điểm cá nhân, họ thậm chí cố tình tình hạ thấp quan điểm của người khác.

Dễ dàng mất đi sự bình tĩnh

Cái tôi quá lớn cũng là nguyên nhân của những ganh ghét và đố kị. Người như vậy thường quá tự cao, dễ tự ái, nóng giận khi có ai đó chỉ ra khiếm khuyết của họ. Dù đó chỉ là lời khuyên tích cực đến đâu, họ cũng thấy điều đó vô cùng "chói tai".

Họ chẳng đủ kiên nhẫn để chú ý đến từng lời nói, suy nghĩ, hành động của mình và người khác trong tất cả các vấn đề. Mọi thứ của họ đều được bộc lộ một cách rất bản năng.

Luôn so sánh bản thân với người khác

So sánh chỉ là tương đối, nó có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Với những người lạc quan và mong muốn mình phát triển, so sánh là để họ nhận ra sai sót của bản thân. Nhưng với những người có cái tôi lớn, so sánh thường khiến họ bỏ qua khuyết điểm của mình, chỉ tập trung vào thiếu sót của người khác.

biet-ha-thap-cai-toi-xuong-thanh-cong-nam-chac-trong-tay
Với những người có cái tôi lớn, so sánh thường khiến họ bỏ qua khuyết điểm của mình, chỉ tập trung vào thiếu sót của người khác

Chưa kể, so sánh quá nhiều còn khiến họ trở enen bất an, căng thẳng và chỉ quan tâm tới lợi ích của bản thân. Tâm trí chỉ quanh quẩn với những gì ở trước mắt thì rất khó mà tiến xa. Những người như vậy cũng rất khó để thực sự tiến xa trong cuộc sống vì họ chỉ nhìn nhận được giá trị của bản thân, và chẳng thấy được những giá trị của người xung quanh.

Bản chất của cái tôi không xấu, nhưng quan trọng là ta phải điều tiết được cảm xúc của mình trong mọi hoàn cảnh. Như thế, ta mới biến cái tôi thành chất xúc tác để phát triển bản thân. Việc hạ thấp cái tôi không đồng nghĩa với việc ta hy sinh toàn bộ lợi ích bản thân mà sẽ là đặt những lợi ích của bản thân cùng với lợi ích của mọi người

Theo NetEase 

Xem thêm: Albert Einstein cũng từng bị coi là kém phát triển, nhưng nhờ sự tự tin mà ông đã lột xác hoàn toàn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận