Bí ẩn vũ trụ: Trái đất đang quay nhanh hơn so với 50 năm trước
Trái đất đang quay nhanh hơn trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, dẫn đến ngày ngắn hơn một chút so với trước đây. Điều này có thể gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho loài người.

Hệ mặt trời hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, khi đám mây bụi và khí dày đặc quanh ngôi sao tự suy sụp thành các hành tinh và bắt đầu tự quay. Peter Whibberley - nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia của Vương quốc Anh giải thích rằng, có những vết tích của chuyển động tự quay ban đầu này trong những vòng quay hiện tại của hành tinh chúng ta. Điều này là nhờ vào momen động lượng - một “xu hướng của vật thể đang quay và nó sẽ tiếp tục quay cho đến khi có thứ gì đó cố gắng ngăn chặn nó”.

Nhờ momen động lượng, trái đất đã tự quay hàng tỷ năm và cho loài người trải nghiệm ngày và đêm. Nhưng không phải lúc nào nó cũng quay với tốc độ như nhau.
Hàng trăm triệu năm trước, Trái đất mất khoảng 420 vòng để tự quay quanh Mặt trời; chúng ta có thể thấy bằng chứng về việc mỗi năm có bao nhiêu ngày bằng cách kiểm tra các đường sinh trưởng trên san hô hóa thạch. Mặc dù ngày đã dần kéo dài ra, trong thời gian loài người xuất hiện, Trái đất đã mất khoảng 24 giờ để tự quay quanh chính nó. Và mất khoảng 365 vòng trong mỗi chuyến đi quanh Mặt trời.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học đã quan sát chuyển động quay của Trái đất và theo dõi thời gian, họ nhận ra rằng thời gian Trái đất thực hiện một vòng tự quay quanh chính nó và quay quanh mặt trời đã có sự thay đổi.
Nhà khoa học Levine nói: “Tốc độ quay của Trái đất là một hoạt động phức tạp. Nó liên quan đến sự trao đổi momen động lượng giữa Trái đất và khí quyển cũng như tác động của đại dương và tác động của Mặt trăng. Bạn không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra rất xa trong tương lai”.

Nhưng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự quay chậm lại của Trái đất đã không xảy ra. Kể từ năm 2016, chưa có một giây nhuận nào được thêm vào và hành tinh của chúng ta hiện đang quay nhanh hơn so với nửa thế kỷ trước. Các nhà khoa học vẫn không biết tại sao.
Một số công ty đã tìm kiếm các giải pháp của riêng họ đối với giây nhuận, giống như Google. Thay vì dừng đồng hồ để cho Trái đất bắt kịp thời gian nguyên tử, Google làm cho mỗi giây dài hơn một chút vào ngày có giây nhuận.
Levine nói: “Đó là một cách làm, nhưng điều đó không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về cách xác định thời gian”.
Tuy nhiên, nhìn chung chúng ta đang nói về những khoảng thời gian rất nhỏ - chỉ một giây cứ sau vài năm. Bạn đã sống qua rất nhiều giây nhuận và có lẽ thậm chí không nhận thức được chúng. Và nếu chúng ta coi thời gian như một công cụ để đo lường những thứ chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh, như sự chuyển đổi từ ngày này sang ngày khác, thì sẽ có một cách được đưa ra để tuân theo thời gian do chuyển động của Trái đất thiết lập chứ không phải là các electron trong đồng hồ nguyên tử - cho dù chúng có thể chính xác đến đâu.
Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Những điều kỳ lạ ngoài không gian có thể bạn chưa biết
Đọc thêm
Vũ trụ quanh ta với biết bao điều kỳ lạ và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học tò mò và miệt mài tìm hiểu với mong muốn giải mã được những điều khó lý giải nhất
Theo một báo cáo được NASA công bố, sau 30 năm làm việc của các nhà thiên văn học trên thế giới, họ đã tìm ra 5.005 ngoại hành tinh, trong đó có 1.551 “siêu Trái Đất”.
Bạn có biết rằng, Mặt Trăng Titan - vệ tinh của Sao Thổ chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái Đất. Vậy nếu chúng vô tình bốc cháy thì kết quả sẽ ra sao?
Tin liên quan
Các nhà khoa học Thụy Điển đã xác định rằng có một hành tinh kỳ quái nhất trong lịch sử khai phá các thế giới ngoài hệ Mặt Trời xuất hiện.
Vào năm 2017 đài thiên văn Trái Đất bắt được một tia X kỳ lạ. Những nghiên cứu gần đây đã giải mã được bí ẩn của tia X này, đó là một vụ sáp nhập giữa 2 hố đen ngoài vũ trụ khiến vàng, bạch kim và uranium bắn tung tóe khắp nơi.
7 hành tinh thuộc hệ TRAPPIST-1 được các nhà khoa học giải mã bí ẩn đằng sau "vũ điệu" hài hòa, tất cả đều giống Trái Đất.