Bí thuật bậc thầy thuyết phục người nghe tồn tại cả ngàn năm vẫn có giá trị: Dân kinh doanh còn không mau nắm rõ!

Thuyết phục người nghe là "bí thuật" sâu sắc trong kinh doanh, được nhiều triệu phú, tỉ phú áp dụng để kiếm thật nhiều tiền.

Chi Nguyễn
08:52 13/09/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo nghiên cứu của một số nhà kinh tế học, khả năng thuyết phục người khác là một trong những yếu tố giúp nước này có nhiều người giàu. Khi mà máy móc đang dần vượt mặt con người, khả năng giao tiếp và thuyết phục lòng người đang là điểm sáng để chúng ta tận dụng.

Quả thực, bí thuật này vô cùng cần thiết trong kinh doanh. Chẳng hạn như:

– Startup thuyết phục các quỹ đầu tư rót vốn vào công ty của mình.

– Doanh nghiệp thuyết phục các công ty phân tích đưa ra những báo cáo có lợi về phía mình.

– Nhân viên kinh doanh thuyết phục khách lựa chọn sản phẩm của công ty mình thay vì đối thủ.

– Nhà quản lý thuyết phục nhân viên tin tưởng vào tầm nhìn của tổ chức và cống hiến hết mình.

bi-thuat-thuyet-phuc-nguoi-nghe-ton-tai-ca-ngan-nam-van-co-gia-tri

Warren Buffett, nhà hiến triết xứ Omaha từng nói rằng, nếu có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt, một sinh viên đã có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hiệu quả hơn tới 50% so với phần còn lại. Biết được điều này, làm sao để có thể có tài thuyết phục người nghe?

Aristotle (384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ đại. Trong cuốn sách "Rhetoric" ra đời cách đây từ 2000 của ông, nhà triết học này đã đúc kết lại những nguyên tắc đơn giản mà hiệu quả để bạn có thể thu phục lòng người. Đó là:

Ethos - Tính tin cậy

Ethos có thể hiểu nôm na là "chữ tín", cũng chính là đạo lý đầu tiên trong việc thuyết phục. Aristotle tin rằng, nếu bạn thường xuyên có những hành động trái ngược với lời nói của mình, thì lập luận của bạn sẽ hoàn toàn không có sức thuyết phục. Hãy là người nói được làm được, đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Logos - Tính lý luận

Sau khi có được sự tin cậy của người khác, tiếp theo, hãy đưa ra những lý luận hấp dẫn, chính xác. Warren Buffett thừa nhận, trước đây, ông không phải là người quá xuất sắc trong việc đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác. 

bi-thuat-thuyet-phuc-nguoi-nghe-ton-tai-ca-ngan-nam-van-co-gia-tri

Dằn vặt vì không thể trơn tru đàm phán với khách hàng trong thời gian dài, ông tham gia khóa học hùng biện và lý luận của Dale Carnegie và phải kinh qua tới 2 lần mới có thể rèn lối tư duy cho bản thân. Cuối cùng, ông cũng đạt được chứng chỉ, và tỏ ra vô cùng tự hào với nó. Đó là chứng chỉ duy nhất mà ông treo trong văn phòng, cũng là một trong những yếu tố ông cân nhắc để xét tuyển nhân viên.

Thêm một lưu ý nho nhỏ, bạn hãy sử dụng thêm các con số, dữ liệu và bằng chứng để tăng thêm tính thuyết phục cho lập luận của mình. Trong thời đại data-driven như hiện nay, bất chấp việc lý luận có sắc bén tới đâu, việc thiếu đi số liệu cụ thể dường như cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định của mỗi cá nhân.

Pathos - Tính xúc cảm

Aristotle cho rằng, muốn thu phục lòng người, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất. Khi lý trí bị lung lay, con người có xu hướng đưa ra quyết định cảm tính. Theo nhà triết gia này, ông tin rằng phương thức tốt nhất để truyền tải cảm xúc giữa người với người là bằng cách kể chuyện (storytelling). 

Hơn 2000 năm sau khi ra đời, lý thuyết này gần đây đã được các nhà thần kinh học chứng minh tính chính xác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một câu chuyện hấp dẫn sẽ kích thích những chất hóa học thần kinh trong não, như oxytocin, khiến con người trở nên cảm tính và dễ dàng đưa ra quyết định hơn. 

Metaphor - Sự ẩn dụ

Có câu nói như sau: "Làm chủ được phép ẩn dụ là điều tuyệt nhất mà một nhà hùng biện có thể ao ước". Bằng phép ẩn dụ, bạn có thể diễn giải ý tưởng vĩ đại của mình bằng hình ảnh thân thuộc, gần gũi với người nghe và giúp họ tiếp thu dễ dàng hơn.

Sử dụng khéo léo phép ẩn dụ không chỉ giúp người nghe tiếp nhận thông tin nhanh chóng hơn, mà còn khiến họ dễ dàng ghi nhớ và chia sẻ chúng với người khác. Đây là công cụ không thể thiếu khi bạn muốn thuyết phục không chỉ một, mà là nhiều người hay thậm chí cả tổ chức, doanh nghiệp.

Brevity - Tính khúc chiết

bi-thuat-thuyet-phuc-nguoi-nghe-ton-tai-ca-ngan-nam-van-co-gia-tri

Aristotle sớm phát hiện ra rằng, người gặp khó khi tiếp nhận và lưu trữ thông tin. Do đó, trước khi thuyết phục ai đó, hãy cố gắng đưa ra thông điệp tối giản, súc tích hết sức có thể.

Ông cũng cho rằng, phần mở đầu của thông điệp thuyết phục là quan trọng nhất, do con người thường chỉ có sự tập trung trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên, bài học được rút ra là hãy đưa ra luận điểm mạnh mẽ nhất của tại phần mở đầu của quá trình thuyết phục, và lưu ý giữ cho chúng càng ngắn càng tốt. 

Theo Base

Xem thêm: Tạp chí Kinh doanh Harvard hé lộ bí quyết kinh doanh thành công: Nhất định phải quản lý tốt tài nguyên này

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận