Nhận ra mình hay mua sắm bốc đồng, nhân viên văn phòng tá hỏa tìm cách quản lý chi tiêu

Nhận ra cách mình tiêu xài chưa phù hợp, thường xuyên rơi vào cảnh rỗng túi, nữ nhân viên văn phòng này đã tìm cách quản lý chi tiêu.

Chi Nguyễn
18:00 26/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từng tiêu xài hoang phí vì nghĩ bản thân kiếm được

Tâm Phạm (nhân viên văn phòng, 27 tuổi) tâm sự, thời còn "son rỗi", cô thường xuyên mua sắm bốc đồng khiến bản thân dễ rỗng túi. Khi thì mua sắm quần áo, giày dép, lúc lại đi ăn chơi, du lịch,... Khi chưa lập gia đình, Tâm cảm thấy chi tiêu như vậy là hợp lý. Đã có lúc, cô sẵn sàng chi bộn vài chục triệu mà không suy nghĩ nhiều vì biết rằng thu nhập của mình thừa chi trả khoản đó.

9x cho hay: "Đỉnh điểm của việc chi tiêu bốc đồng đó là mình đã mua ngay không nghĩ nhiều 1 thẻ tập gym 12 triệu vì có bạn rủ. Khoản tiền đó mình sẵn sàng quẹt thẻ tín dụng trả góp vì... nghĩ rằng: 'Ồi, đáng bao nhiêu đâu'. Và rồi phòng tập gần nhất cũng cách chỗ ở của mình tới 3km, nên mua thẻ 18 tháng thì chỉ tập được 3 tháng, bỏ không 15 tháng".

bi-quyet-quan-ly-chi-tieu-cua-nhan-vien-van-phong-tung-ghien-mua-sam
Đỉnh điểm của việc chi tiêu bốc đồng đó là mình đã mua ngay không nghĩ nhiều 1 thẻ tập gym 12 triệu vì có bạn rủ. Ảnh minh họa

Tâm thừa nhận, bản thân có rất nhiều lần chi tiêu theo cảm xúc như vậy mà không nghĩ tới chuyện làm vậy có hợp lý không. Chỉ đến khi lập gia đình và chuyển sang làm tài chính, cô bạn mới ý thức được thói quen chi tiêu vô tội vạ của mình.

Cô cho biết: "Mình bắt đầu thay đổi thói quen chi tiêu, thực hiện việc lập bảng báo cáo tài chính mỗi tháng liên tục. Việc này duy trì cũng được hơn 1 năm nay, việc kiểm soát tài chính thay đổi rõ nét. Nhờ nó mà mình biết chính xác bản thân có bao nhiêu tiền, chi tiêu hợp lý hơn và có ý thức tiết kiệm mỗi tháng đều đặn".

Bí quyết quản lý chi tiêu của nữ nhân viên văn phòng

Đây là cách mà cô bạn đã áp dụng để quản lý chi tiêu cá nhân:

- Liệt kê toàn bộ tài sản quy ra giá tiền ở thời điểm hiện tại.

- Liệt kê các khoản nợ và hạn trả nợ, tránh việc nợ xấu, nợ quá hạn. Ta có thể xem tài chính của mình đang tốt hay xấu bằng cách lấy Tổng tài sản - Tổng nợ.

- Đánh giá tình hình thu chi tháng trước đó, giữ lại những khoản chi hợp lý, cắt giảm những khoản chi vô lý.

- Dự đoán thu - chi tháng tới.

- Cảm xúc sau khi viết xong báo cáo tài chính: Điều này giúp Tâm tận hưởng việc kiểm soát chi tiêu hứng khởi cũng như nhắc nhở bản thân phải làm gì để tháng tới tốt hơn.

bi-quyet-quan-ly-chi-tieu-cua-nhan-vien-van-phong-tung-ghien-mua-sam
Từ ngày có chồng, mình duy trì thói quen làm báo cáo tài chính và ghi chép chi tiêu hàng ngày. Ảnh minh họa

9x tâm sự: "Từ ngày có chồng, mình duy trì thói quen làm báo cáo tài chính và ghi chép chi tiêu hàng ngày. Mình còn cho chồng xem lại để bớt mơ mộng tưởng bở rằng chúng ta có rất nhiều tiền để mua mọi thứ trên đời và hiểu hơn chi tiêu hợp lý thì có ý nghĩa như thế nào".

Lập báo cáo tài chính rất hữu ích trong việc quản lý chi tiêu, thường được các chuyên gia tài chính khuyên làm. Nếu tổng thu nhập cao hơn tổng chi phí phải trả thì ta có "sức khỏe tài chính" rất tốt. Ngược lại, nếu tổng chi phí vừa bằng hay vượt quá tổng thu nhập thì ta nên xem xét cắt giảm chi phí hoặc gia tăng thu nhập. Ngoài ra, ta nên thường xuyên theo dõi và cập nhật bảng này ít nhất 1 lần/năm để theo dõi tiến trình tài chính, giá trị tài sản có tăng lên hay không.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem thêm: 6 thói quen chi tiêu khiến ta rỗng túi: Công khai thu nhập là sai lầm lớn nhất!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận