Bí kíp quản lý tài chính giúp cô gái trẻ rủng rỉnh tiền túi, còn dư biếu bố mẹ và mua vàng tích lũy

Nhờ bí kíp quản lý tài chính hữu hiệu này, cô gái trẻ không chỉ có tài khoản tiết kiệm rủng rỉnh, còn dư tiền biếu bố mẹ và mua vàng tích lũy.

Chi Nguyễn
16:00 22/01/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều người kiếm ra tiền nhưng không biết quản lý tiền bạc dẫn đến cảnh không còn đồng xu nào trong ví. Trái ngược với họ, vẫn có những bạn trẻ luôn ý thức để dành tiền tiết kiệm để lo lắng cho cuộc sống bản thân và cả gia đình.

Đó cũng là câu chuyện của Trúc Vân (24 tuổi) - một cô gái thường xuyên tiết kiệm được 50% thu nhập hàng tháng. Không chỉ lo cho bản thân sống tốt một mình ở TP.HCM đắt đỏ, cô còn đều đặn trích tiền hàng tháng để phụ bố mẹ lo toan cuộc sống.

Trúc Vân đang làm trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh tự do. Dù mới đi làm được hơn 3 năm nhưng hàng tháng cô đều đặn gửi về cho bố mẹ 3-6 triệu đồng. Nếu trong tháng đình cần sắm sửa thêm đồ như máy giặt, tủ lạnh… thì Trúc Vân sẽ gửi thêm tiền sau. Được biết, thói quen này đã theo cô từ tháng 1/2022 cho tới hiện nay.

bi-kip-quan-ly-tai-chinh-giup-co-gai-tre-rung-rinh-con-du-bieu-bo-me

Trúc Vân chia sẻ: "Đối với mình, việc biếu thêm chi phí sinh hoạt cho bố mẹ không phải áp lực mà là trách nhiệm và tấm lòng. Nếu mình xem đó là trách nhiệm thì cảm thấy nó nhẹ nhàng hơn. Có những tháng, bố mẹ mình còn từ chối lấy tiền vì thấy công việc của con gái không ổn định, cần trang trải nhiều.

Hàng tháng, mình sẽ tính toán các khoản chi cố định của bố mẹ để xác định con số cụ thể gửi họ. Cụ thể, bên cạnh một số chi phí sinh hoạt nhất định, mình còn phụ gia đình trả tiền điện nước, internet, thực phẩm chức năng,…"

Trong thu nhập hàng tháng, Trúc Vân sẽ chia thành hai khoản là tiền lương cố định và lợi nhuận từ kinh doanh cá nhân.

Về tiền lương cố định, 10x chia chúng thành các khoản sau: 10 - 15% tiền biếu bố mẹ; 30 - 35% cho chi phí sinh hoạt (tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại…); 25% tiết kiệm; 5% cho chi phí phát sinh cá nhân; 5% dành cho hoạt động khác; 5-10% phòng hờ cho trường hợp rủi ro. 5% tiền lương cuối cùng cô nàng dùng để lập quỹ tích lũy cho gia đình, dùng để phòng trường hợp bố mẹ ốm đau hoặc chị em cần giúp đỡ. Nếu trong năm mà khoản này không sử dụng đến thì cuối năm cô sẽ tự động dùng chúng để mua quà Tết biếu bố mẹ.

bi-kip-quan-ly-tai-chinh-giup-co-gai-tre-rung-rinh-con-du-bieu-bo-me

Còn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, cô dùng 50% để học tập nâng cao kiến thức và tiết kiệm. 50% còn lại trả tiền bảo hiểm.

Luôn có tài khoản tiết kiệm và thường xuyên đánh giá tình hình tài chính là 2 bí quyết để cô nàng không tiêu xài phung phí. Trúc Vân chia sẻ cách cô quản lý tài chính: "Mình phân chia các khoản chi tiêu cụ thể và chi tiết, nhờ đó kiểm soát được dòng tiền ra - vào trong ví hàng tháng. Ngoài ra, khoản chi tiêu và tích luỹ của mình đều được lên kế hoạch theo dài hạn, ngắn hạn.

Mình cũng rất ít khi tụ tập ăn uống ở ngoài, dù mình có nhiều bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Tính cách của mình không thích ồn ào và khoa trương nhưng lại hơi phóng khoáng. Do đó, các mối quan hệ xung quanh của mình đều rất thoải mái với điều này".

bi-kip-quan-ly-tai-chinh-giup-co-gai-tre-rung-rinh-con-du-bieu-bo-me

Với tiền tiết kiệm đang có, cô nàng không chọn "bỏ hết trứng vào một giỏ" mà chia chúng thành nhiều khoản. Trúc Vân cho hay: "Phần lớn tiền tiết kiệm mình vẫn gửi ngân hàng, chia theo 2 dạng là mở sổ tiết kiệm cố định có thời gian (offline tại quầy giao dịch) và mở gói tiền gửi có kỳ hạn trực tuyến (tiết kiệm online trên app ngân hàng). Số tiền nhỏ còn lại mình mua vàng và đầu tư bất động sản. Mình thường mua vàng theo tháng hoặc tích lũy khi nào đủ tiền sẽ mua. Mình hay mua loại nhẫn trơn 9999 với định lượng 5 phân hoặc 1 chỉ".

Theo Phụ nữ số

Xem thêm: 3 loại bẫy tiêu dùng khiến bạn dễ khánh kiệt, khó tiết kiệm: 90% người bình thường mắc phải, mau sửa ngay

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận