Người bình thường chỉ mong được nghỉ sớm, người thành công càng giàu thì càng ham làm việc
Trái với lầm tưởng của nhiều người, người thành công không hề muốn dừng lại để tận hưởng, mà họ càng giàu thì càng "nghiện" làm việc hơn.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là tư duy. Xuất phát điểm ra sao, học vấn thế nào không quan trọng bằng việc ta sẽ hành động thế nào. Nếu chỉ mãi há miệng chờ sung, khó ai mà có thể trở nên giàu có được.
Quả thực, có một thực tế khá ngược đời là, càng là những người thàng công thì lại càng tham công tiếc việc. Nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng rằng: "Tôi thành công không phải vì tôi thông minh, mà vì tôi đã dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về các vấn đề thay vì dành thời gian để phàn nàn".
Dưới đây là 4 tư duy đúc kết từ những người thành công nhất mà ai cũng nên biết:
Người càng giàu càng ham làm việc
Tỷ phú Lý Gia Thành, người giữ vị trí giàu nhất Hong Kong nhiều năm liền chỉ nghỉ hưu khi đã 90 tuổi. Ông đã tuyên bố một cách rất bình thản và nhẹ nhàng, trong khi đó cả cõi mạng đều vô cùng chấn động. Trong buổi họp báo tuyên bố việc nghỉ hưu, ông nói rằng: "Tôi bắt đầu làm việc từ năm 12 tuổi, và đến hôm nay tôi đã làm việc được 78 năm". Lúc ấy, Lý Gia Thành đang sở hữu tài sản ròng 34,5 tỷ USD.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, không phải khi người giàu kiếm được nhiều tiền thì họ sẽ tận hưởng cuộc sống. Trái lại, người càng thành công thì càng làm việc chăm chỉ, cố gắng. Không ít tỷ phú thực dậy từ 4h30 để xử lý thư từ, ngay cả khi đã nghỉ trưa vẫn tìm cách làm sao để thu được 100 triệu trên bàn ăn.
Những người giàu nhất thế giới thường là những người chăm chỉ, tham công tiếc việc. CEO Facebook, Mark Zuckerberg làm việc ít nhất 15 giờ mỗi ngày. Bill Gates từng nhiều năm thức dậy lúc 6 giờ sáng, thường xuyên không ngủ trong 36 tiếng để làm việc. Elon Musk, CEO Tesla và SpaceX, nổi tiếng với chuyện làm việc hơn 100 giờ một tuần.
Người giàu thích làm việc, người nghèo thích phàn nàn
Khi nói về bản thân, Lý Gia Thành tự nhận xét rằng: "Cuộc sống của tôi đầy rẫy những cạnh tranh và thử thách, chặng đường phía trước còn rất nhiều nhiều khó khăn. Thương trường đòi hỏi phải khôn ngoan, có tầm nhìn xa và đổi mới, quan trọng là không được bỏ cuộc". Vị tỷ phú này từ một thanh niên lang thang kiếm việc, đã trở thành một nhà lãnh đạo thành đạt và giàu có.
Người giàu hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của sự nghiêm túc và tận tâm. Họ có một quy luật bất thành văn là: "Bạn bỏ ra bao nhiêu thì công việc đó sẽ đem lại cho bạn bấy nhiêu". Tỷ phú Lưu Cường Đông cũng từng chia sẻ về điều này như sau: Cho đến bây giờ, tôi vẫn chăm chỉ học tập hàng ngày, đọc sách, làm việc 16 tiếng mỗi ngày, không nghỉ cuối tuần, tại sao? Tôi hy vọng rằng mỗi ngày học tập chăm chỉ có thể khiến tôi tiến xa hơn".
Mở rộng giới hạn bản thân
Những người đã đủ giàu hiểu được rằng, tiền không mua được hạnh phúc. Để đồng tiền chi phối, đồng nghĩa với việc khiến bản thân trở nên dễ tổn thương và sa ngã hơn. Hãy nhớ rằng, tiền bạc chỉ là công cụ, còn con người ta sau này ra sao mới là điều quan trọng.
Muốn trở nên giàu có, nhất định phải bỏ đi những lối suy nghĩ tiểu nhân. Lỗ Tấn từng nói rằng: "Suy nghĩ quyết định vận mệnh". Tất cả chúng ta đều sinh ra với sở trường và sở đoản, và ta nên dừng việc tập trung vào điểm yếu của mình càng sớm càng tốt. Thay vào đó, hãy trau dồi lợi thế của mình, biến mình trở thành một người vừa có tâm vừa có tầm.
Nếu ta quen làm những việc theo lối suy nghĩ của một phụ tá (người nghèo), ta sẽ chỉ có thể là một người phụ tá (người nghèo). Nếu ta học cách làm mọi việc với tư duy của ông chủ (người giàu), ta có thể sẽ trở thành ông chủ (người giàu). Vì thế, hãy dành thời gian để nâng tầm bản thân ngay từ bây giờ, bằng cách rèn luyện 4 điều này: Khả năng tư duy độc lập, khả năng học hỏi, rèn luyện kỹ năng và khả năng phân tích vấn đề.
Theo đuổi đam mê khi còn có thể
Đây là điều mà rất nhiều tỷ phú tự thân đã khuyên nhủ, rằng ta nên làm việc vì đam mê. Gibran từng nói rằng: "Tôi đã nói rằng cuộc sống quả thực là tăm tối, trừ khi có hy vọng, và tất cả hy vọng đều mù mịt, trừ khi có kiến thức, và tất cả kiến thức đều vô ích, trừ khi có việc làm".
Đôi khi chúng ta bị sự ổn định, an toàn "đánh lừa", cho rằng đây chính là đỉnh cao sự nghiệp của mình. Thực ra, chúng ta sẽ chỉ đi từ đỉnh này sang đỉnh khác, từ núi này sang núi khác trong cuộc đời mà thôi. Một người mãi giậm chân tại chỗ sẽ rất dễ bị đào thải, chẳng có gì là ổn định mãi mãi cả. Hãy trau dồi kĩ năng của bản thân, học hỏi nhiều hơn và theo đuổi đam mê cháy bỏng của mình.
Theo Kknews
Xem thêm: Lý Gia Thành: 3 điều nhất định phải đầu tư càng sớm càng tốt, là nền tảng cho địa vị và thành công
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận