Phù thủy tài chính Suze Orman bày 4 mẹo giúp hiện thức mục tiêu làm giàu
Theo Suze Orman, người được ví như "phù thủy tài chính", đây là 4 mẹo tài chính giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu làm giàu.
Có khả năng là vào đầu năm 2024, bạn đã đưa ra những mục tiêu để làm, và một vài trong số đó liên quan tới vấn đề tài chính của bạn. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta đã đi gần nửa năm, những mục tiêu đó đã bị để ngỏ.
Chuyên gia tiền tệ Suze Orman nhận xét: "Nhiều người trong chúng tôi đã mất quyết tâm và động lực để bám sát mục tiêu tài chính mà chúng tôi đã đưa ra trong những ngày đầu năm. Nhưng mà, bạn đừng nên bỏ cuộc. Bạn không thất bại đâu, và thiệt hại cũng không phải là vĩnh viễn".
Nếu mục tiêu của bạn là làm giàu trong năm 2024, thì đừng lo lắng, hãy bắt đầu ngay bây giờ. Thay đổi tư duy trước, rồi thực hiện các bước cụ thể để đi đúng hướng. Và dưới đây là 4 mẹo từ vị "phù thủy tài chính" này:
Chịu trách nhiệm với ai đó
Lời khuyên đầu tiên từ Suze Orman là hãy để bản thân có trách nhiệm với ai đó. Bà giải thích rằng, sẽ rất hữu ích khi nói với ai đó về mục tiêu tài chính mà bạn muốn đạt được. Như vậy, bạn sẽ có một đối tượng cụ thể biết đến mục tiêu của bạn và băn khoăn bạn đã thực hiện nó chưa.
Bạn nên nói với bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân, những người có thể quan tâm đến việc đạt được mục tiêu tài chính giống như bạn (hoặc một mục tiêu tài chính khác). Nghiên cứu cũng cho thấy sức mạnh của trách nhiệm giải trình trong việc đạt được mục tiêu.
Đặt nhiều mục tiêu dễ quản lý hơn
Cái nào trong hai cái đó nghe có vẻ dễ quản lý hơn, tiết kiệm 6.000 USD trong một năm hay 500 USD mỗi tháng trong 12 tháng? Cả hai mục tiêu đều đưa bạn đến cùng một cái đích, nhưng một mục tiêu bạn cảm thấy dễ đạt được hơn mục tiêu kia vì bạn đang nỗ lực từng bước hướng tới mục tiêu đó.
Orman lưu ý rằng việc đặt "tiêu chuẩn quá cao" có thể khiến chúng ta từ bỏ mục tiêu. Thay vào đó, hãy "cân nhắc việc chia nó thành từng miếng nhỏ hơn", hoặc bạn có thể muốn hạ thấp mục tiêu của mình.Thay vì tiết kiệm 50 đô la/tuần, thì 25 đô la/tuần sẽ phù hợp hơn.
Thay đổi mọi thứ
Suze Orman khuyên nhủ: "Bạn nên đi ngược lại thói quen của mình. Tôi từng đọc một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có xu hướng chú trọng đến chi tiết thực sự làm tốt hơn khi mục tiêu tài chính của họ ít chi tiết hơn. Và những người có tầm nhìn lớn hơn sẽ làm tốt hơn nếu họ đặt ra mục tiêu tài chính thật cụ thể".
Vì vậy, bạn nên suy nghĩ tổng quát hơn về các mục tiêu của mình nếu bạn thường tập trung vào các chi tiết và tạo ra các mục tiêu được xác định rõ ràng nếu các chi tiết thường không phải là vấn đề của bạn. Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng nếu bạn là người định hướng chi tiết, bạn có thể chọn tự nhủ:"'Tôi sẽ tìm cách tiết kiệm tiền trong suốt tháng' thay vì tự kiếm cho mình một số tiền để tiêu mỗi tháng".
Hãy nhẹ nhàng với bản thân hơn
Cuối cùng, khi bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn, bạn có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Đó có thể là khả năng nghỉ hưu sớm hơn, đi nghỉ dưỡng mà bạn hằng mong muốn, mua nhà, nâng cấp ô tô, v.v.
Orman khuyên bạn nên ăn mừng "như điên" khi thấy mình đạt được những mục tiêu nhỏ hơn trên đường hướng tới những mục tiêu lớn. Bà giải thích, làm như vậy "là cách chúng ta nhắc nhở bản thân rằng chúng ta có sức mạnh để xây dựng sự an toàn tài chính mà chúng ta khao khát".
Theo GOBankingRates
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận