Chuyên gia chỉ ra 4 dấu hiệu cho thấy ta đang "nghèo sang chảnh": Tiền không có nhưng vẫn thích hoang phí

Tự thưởng cho bản thân không có gì sai, nhưng nếu ta cứ mãi sống "nghèo sang chảnh" và không chú tâm tiết kiệm thì việc mắc nợ là khó tránh khỏi.

Chi Nguyễn
09:30 22/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không khó để nhận ra khi nào thì ta đang chi tiêu vượt quá ngân sách và khả năng chi trả. Lối sống "nghèo sang chảnh" có thể đem lại niềm vui tức thời, nhưng chúng có thể gây ra hậu quả lâu dài. Nếu mục tiêu của ta là tự do tài chính hay nghỉ hưu sớm, hãy nhanh chóng "chấn chỉnh" bản thân ngay. Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy ta đang sống "nghèo sang chảnh" mà không hề hay biết:

Chi tiêu tùy hứng, không có ngân sách

4-dau-hieu-cho-thay-ta-dang-song-ngheo-sang-chanh-vuot-qua-ngan-sach
Muốn tiết kiệm tiền, điều đầu tiên ta cần làm là đặt ra ngân sách chi tiêu

Muốn tiết kiệm tiền, điều đầu tiên ta cần làm là đặt ra ngân sách chi tiêu. Điều này sẽ giúp ta đảm bảo tiền được chi tiêu, dành dụm và đầu tư hợp lý cũng như đạt được các mục tiêu dài hạn. Nếu ta không biết mình còn bao nhiêu tiền, rất có thể ta đang chi nhiều hơn mức cần thiết.

Không nhất thiết phải tính chi li từng đồng, chuyên gia tài chính Holly Morphew cho hay. Ta chỉ cần tính trung bình chi tiêu mỗi ngày là được, bằng cách lấy tổng thu nhập hàng năm (sau thuế) chia cho 265 ngày. Sau đó, lấy kết quả này trừ đi các chi phí cố định, ta sẽ biết số tiền mình có để chi tiêu và tiết kiệm. Khi mới bắt đầu, ta chỉ cần tiết kiệm khaorng 5-10% là được.

Mắc nợ thẻ tín dụng liên tục

Nợ thẻ tín dụng không phải lúc nào cũng là do ta chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta nợ thẻ vì các khoản mua sắm, ăn chơi không cần thiết thì đó là lúc ta nên thay đổi. Lãi suất thẻ tín dụng cao có thể làm tăng nợ và khó trả hết, gây ra ảnh hưởng tiêu cực lâu dài.

Việ đặt ra giới hạn chi tiêu thẻ tín dụng và tuân theo điều đó là rất cần thiết. Ngoài ra, nếu sợ bị lãng quên, việc lên lịch thanh toán thẻ tín dụng cũng có thể giúp ta thực hiện thanh toán đúng hạn và ý thức chi tiêu hơn.

Quỹ dự phòng không theo kịp lối sống

4-dau-hieu-cho-thay-ta-dang-song-ngheo-sang-chanh-vuot-qua-ngan-sach
Về cơ bản, ta cần một quỹ dự phòng đủ cho 3-6 tháng chi tiêu mà không có thu nhập

Nếu ta không tăng hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp tương ứng với lối sống của bản thân, có khả năng ta sẽ gặp rắc rối khi sự cố diễn ra. Quỹ dự phòng là số tiền để dùng cho trường hợp khẩn cấp, và nó cần phát triển cùng với mức sống của ta.

Về cơ bản, ta cần một quỹ dự phòng đủ cho 3-6 tháng chi tiêu mà không có thu nhập. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ xem xét lại quỹ này khi họ tăng thu nhập. Khi chi phí hàng tháng tăng lên, mức lương cao hơn, số tiền bỏ vào quỹ này cũng phải tăng.  

Không có lộ trình tiết kiệm cho việc nghỉ hưu

Do lối sống "nghèo sang chảnh", ta rất dễ bị đắm chìm vào các thú vui tức thời và quên rằng mình phải dự trù cho tương lai. Mặc dù không có quy tắc nào về số tiền ta phải tiết kiệm, nhưng các chuyên gia cho rằng ta vẫn nên có một mức chung cần hướng tới.

Theo chuyên gia tài chính cá nhân Laura Grace Tarpley, lý tưởng nhất là ta có 1 năm lương tiết kiệm khi 30 tuổi. Con số này nên tăng dần khi ta già đi, chẳng hạn như 2 năm lương khi ta 35 tuổi, 3 năm lương khi ta 40 tuổi và 6 năm lương khi ta 55 tuổi. Không bao giờ là quá muộn để tiết kiệm, những hãy cố gắng bắt đầu càng sớm càng tốt. 

Theo Business Insider

Xem thêm: 5 thói quen thành công của triệu phú: 240 phút/ngày quyết định sự giàu nghèo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận